Giải SBT Lịch sử lớp 10 Bài 1: Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử
Câu 1 trang 4 SBT Lịch sử 10: Khái niệm lịch sử không bao hàm nội dung nào sau đây?
A. Là những gì đã diễn ra trong quá khứ của xã hội loài người.
B. Là những câu chuyện về quá khứ hoặc tác phẩm ghi chép về quá khứ.
C. Là sự tưởng tượng của con người liên quan đến sự việc sắp diễn ra.
D. Là một khoa học nghiên cứu về quá khứ của con người.
Trả lời:
Đáp án đúng là: C
Câu 2 trang 4 SBT Lịch sử 10: Toàn bộ những gì đã diễn ra trong quá khứ, tồn tại một cách khách quan không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người được gọi là
A. hiện thực lịch sử.
B. nhận thức lịch sử.
C. sự kiện tương lai.
D. khoa học lịch sử.
Trả lời:
Đáp án đúng là: A
Câu 3 trang 4 SBT Lịch sử 10: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng và đầy đủ về đối tượng nghiên cứu của Sử học?
A. Những hoạt động của con người trên lĩnh vực chính trị và quân sự.
B. Toàn bộ những hoạt động của con người trong quá khứ, diễn ra trên mọi lĩnh vực.
C. Toàn bộ những hoạt động của con người đã diễn ra từ thời kì cổ đại đến thời kì cận đại.
D. Những hoạt động của con người từ khi xuất hiện chữ viết đến nay.
Trả lời:
Đáp án đúng là: B
Câu 4 trang 4 SBT Lịch sử 10: Một trong những chức năng cơ bản của Sử học là
A. khôi phục hiện thực lịch sử thông qua miêu tả và tưởng tượng.
B. tải tạo biến cố lịch sử thông qua thí nghiệm.
C. khôi phục hiện thực lịch sử một cách chính xác, khách quan,
D. cung cấp tri thức cho các lĩnh vực khoa học tự nhiên.
Trả lời:
Đáp án đúng là: C
Câu 5 trang 4 SBT Lịch sử 10: Ý nào sau đây là một trong những nhiệm vụ cơ bản của Sử học?
A. Ghi chép, miêu tả đời sống.
B. Dự báo tương lai.
C. Tổng kết bài học từ quá khứ.
D. Giáo dục, nêu gương.
Trả lời:
Đáp án đúng là: D
Câu 6 trang 4 SBT Lịch sử 10: Những nguyên tắc cơ bản cần đặt lên hàng đầu của Sử học là gì?
A. Chính xác, kịp thời, nhân văn.
B. Khách quan, trung thực, tiến bộ
C. Trung thực, công bằng, tiến bộ.
D. Công bằng, trung thực, khách quan.
Trả lời:
Đáp án đúng là: B
Câu 7 trang 5 SBT Lịch sử 10: Căn cứ vào dạng thức tồn tại, sử liệu được chia thành những loại hình cơ bản nào?
A. Lời nói – truyền khẩu, hiện vật, hình ảnh, thành văn.
B. Lời nói, vật chất, tinh thần, văn tự.
C. Truyền khẩu, chữ viết, công cụ.
D. Lời nói – truyền khẩu, tranh ảnh, chữ viết, tài sản.
Trả lời:
Đáp án đúng là: A
Câu 8 trang 5 SBT Lịch sử 10: Nối khái niệm ở cột A với nội dung giải thích ở cột B cho phù hợp.
Trả lời:
Ghép nối:
1 – C |
2 – D |
3 – A |
4 – B |
Câu 9 trang 5 SBT Lịch sử 10: Chọn từ cho sẵn dưới đây đặt vào chỗ chấm (…) để hoàn thành các câu sau cho đúng: A. nguồn sử liệu, B. tính toàn diện, C. khách quan, D. lịch đại, E. chủ quan
1. Hiện thực lịch sử có trước, nhận thức lịch sử có sau. Hiện thực lịch sử luôn …….(1), còn nhận thức lịch sử vừa khách quan vừa ……….(2).
2. Thông tin về hoạt động của con người trong quá khứ được lưu giữ ở nhiều dạng khác nhau, gọi là ………..(3).
3. Việc trình bày lịch sử theo thời gian trước – sau giúp người đọc thấy được tiến trình phát triển của lịch sử, gọi là phương pháp trình bày theo ………(4).
4. Đối tượng nghiên cứu của Sử học rất đa dạng và mang ………(5), gồm toàn bộ những hoạt động của con người trong quá khứ.
Trả lời:
1. Hiện thực lịch sử có trước, nhận thức lịch sử có sau. Hiện thực lịch sử luôn (1) khách quan, còn nhận thức lịch sử vừa khách quan vừa (2) chủ quan
2. Thông tin về hoạt động của con người trong quá khứ được lưu giữ ở nhiều dạng khác nhau, gọi là (3) nguồn sử liệu
3. Việc trình bày lịch sử theo thời gian trước – sau giúp người đọc thấy được tiến trình phát triển của lịch sử, gọi là phương pháp trình bày theo (4) lịch đại
4. Đối tượng nghiên cứu của Sử học rất đa dạng và mang (5) tính toàn diện gồm toàn bộ những hoạt động của con người trong quá khứ.
Câu 10 trang 6 SBT Lịch sử 10: Phân biệt các loại hình sử liệu qua các hình từ 1.1 đến 1.3.
Trả lời:
– Hình 1.1 – sử liệu hình ảnh
– Hình 1.2 – sử liệu thành văn
– Hình 1.3 – sử liệu hiện vật
Câu 11 trang 6 SBT Lịch sử 10: Sơ đồ 1 thể hiện phương pháp trình bày nào của Sử học? Hãy giới thiệu về phương pháp đó.
Trả lời:
– Sơ đồ trên thể hiện phương pháp lịch đại.
– Phương pháp lịch đại là: trình bày lịch sử theo thời gian trước – sau (mối quan hệ dọc), giúp người đọc thấy được tiến trình lịch sử.
Câu 12 trang 6 SBT Lịch sử 10: Em hãy lí giải vì sao khi nghiên cứu và trình bày lịch sử, nhà sử học cần ưu tiên sử dụng nguồn sử liệu sơ cấp thay vì sử dụng nguồn sử liệu thứ cấp?
Trả lời:
– Sử liệu sơ cấp đóng vai trò bằng chứng. Nếu không có hoặc có ít bằng chứng, việc miêu tả, phục dựng lại quá khứ là không đáng tin cậy, không thuyết phục hoặc rất dễ sai sót.
– Nguồn sử liệu thứ cấp được tạo ra sau thời điểm xuất hiện của các sự vật, hiện tượng được nghiên cứu, đã có sự “can thiệp” của con người (thể hiện quan điểm tiếp cận, đánh giá, nhận xét,…), do vậy chỉ có giá trị tham khảo đối với nhà nghiên cứu.
Bài giảng Lịch sử 10 Bài 1: Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử – Cánh diều
Xem thêm các bài giải SBT Lịch sử lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 1: Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử
Bài 2: Tri thức lịch sử và cuộc sống
Bài 3: Sử học với các lĩnh vực khoa học khác
Bài 4: Sử học với một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại
Bài 5: Khái niệm văn minh