Chỉ từ 80k mua trọn bộ Đề thi học kì 2 Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo bản word có lời giải chi tiết:
B1: –
B2: – nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Đề thi học kì 1 Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo có đáp án năm 2023 – 2024 – Đề 1
Phòng Giáo dục và Đào tạo …
Đề thi Học kì 1 – Chân trời sáng tạo
Năm học 2023 – 2024
Môn: Khoa học tự nhiên lớp 7
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 1)
Câu 1: Nguyên tử được cấu tạo bởi hai thành phần chính là
A. vỏ nguyên tử và hạt nhân nguyên tử. B. hạt electron và vỏ nguyên tử.
C. hạt proton và vỏ nguyên tử. D. hạt neutron và hạt nhân nguyên tử.
Câu 2: Cho mô hình nguyên tử Aluminium. Số electron, proton của Alumimium lần lượt là:
A. 14, 14. B. 12, 13. C. 13, 13. D. 13, 12.
Câu 3: Trong một nguyên tử có số proton bằng 5, số electron trong các lớp của vỏ nguyên tử, viết từ lớp trong ra lớp ngoài lần lượt là
A. 1, 8, 2. B. 2, 8, 1. C. 2, 3. D. 3, 2.
Câu 4: Một nguyên tố hóa học được đặc trưng bởi
A. số eletron. B. số neutron.
C. số proton. D. tổng số hạt electron và proton.
Câu 5: (ID: 583340) Tên của những nguyên tố nào có kí hiệu lần lượt là O, Cl, Al, Ca?
A. Oxygen, chlorine, aluminium, calcium. B. Oxygen, carbon, argon, calcium.
C. Oxygen, chlorine, aluminium, carbon. D. Oxygen, boron, argon, calcium.
Câu 6: Cho bảng sau:
Phát biểu nào sau đây là sai?
A. X, Z thuộc cùng một nguyên tố hóa học.
B. X, Y thuộc cùng một nguyên tố hóa học.
C. Z, T thuộc cùng một nguyên tố hóa học.
D. Khối lượng nguyên tử tính theo amu của Z lớn hơn hơn của X.
Câu 7: Nguyên tử của nguyên tố X có số đơn vị điện tích hạt nhân là 16. Số neutron trong X bằng 16. Tên gọi của nguyên tố X là
(Biết khối lượng nguyên tử theo amu của Ca = 40, S = 32, K = 39, O = 16)
A. Calcium. B. Sulfur. C. Potassium. D. Oxygen.
Câu 8: Nguyên tố X (Z = 8) là nguyên tố cần thiết cho quá trình hô hấp của sinh vật, nếu thiếu nguyên tố này sự cháy không thể xảy ra. Kí hiệu hóa học, vị trí của X trong bảng tuần hoàn là
A. N. chu kì 2, nhóm VA. B. O, chu kì 4, nhóm IA.
C. C, chu kì 2, nhóm IVA. D. O, chu kì 2, nhóm VIA.
Câu 9: Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Trong nguyên tử, các electron xếp thành từng lớp.
B. Khối lượng nguyên tử tập chung ở hạt nhân nguyên tử.
C. Khối lượng của proton bằng khối lượng của neutron.
D. Các electron được sắp xếp lần lượt vào các lớp theo chiều từ vỏ nguyên tử vào hạt nhân.
Câu 10: Hạt nhân nguyên tử nguyên tố A có 24 hạt, trong đó số hạt không mang điện là 12. Vị trí và tính chất của A trong bảng tuần hoàn là
A. chu kì 2, nhóm IIA, là kim loại. B. chu kì 3, nhóm IIA, là kim loại.
C. chu kì 2, nhóm IA, là phi kim. D. chu kì 3 nhóm IA, là phi kim.
Câu 11: Một xà lan đi dọc bờ sông trên quãng đường AB với tốc độ 12km/h trong 10 phút. Quãng đường AB là:
A. 120km. B. 10km. C. 2km. D. 12km.
Câu 12: Một con thỏ chạy một quãng đường 1,5km hết 2 phút và một con chuột túi chạy với vận tốc 14m/s. Con nào chạy nhanh hơn?
A. Thỏ nhanh hơn chuột túi. B. Chuột túi nhanh hơn thỏ.
C. Hai con chạy nhanh như nhau. D. Không so sánh được.
Câu 13: Trong phòng thí nghiệm, người ta thường sử dụng những dụng cụ đo nào để đo tốc độ của các vật chuyển động nhanh và có kích thước nhỏ?
A. Thước, cổng quang điện và đồng hồ bấm giây.
B. Thước, đồng hồ đo thời gian hiện số kết nối với cổng quang điện.
C. Thước và đồng hồ đo thời gian hiện số.
D. Cổng quang điện và đồng hồ bấm giây.
Câu 14: Hình vẽ dưới đây biểu diễn đồ thị quãng đường – thời gian của người đi bộ. Từ đồ thị xác định tốc độ đi bộ của người đó.
A. 1,4m/s B. 0,7m/s C. 2,8m/s D. 2,1m/s
Câu 15: Hình bên biểu diễn đồ thị quãng đường – thời gian của một xe buýt xuất phát từ trạm A, chạy theo tuyến cố định đến trạm B, cách A 80km. Sau bao lâu kể từ lúc xuất phát xe buýt đi đến trạm B:
A. 0,5h B. 1,0h C. 1,5h D. 2,0h
Câu 16: Hãy dùng quy tắc “3 giây” để xác định khoảng cách an toàn của xe ô tô chạy với tốc độ 70 km/h. Khoảng cách tính được này có phù hợp với quy định về tốc độ tối đa trong Bảng 11.1 không?
A. 58,3 m, có phù hợp. B. 58,3 m, không phù hợp.
C. 52,3 m, có phù hợp. D. 52,3 m, không phù hợp.
Câu 17: Vật phát ra âm trong trường hợp nào dưới đây?
A. Khi kéo căng vật. B. Khi uốn cong vật. C. Khi nén vật. D. Khi làm vật dao động.
Câu 18: Khi trời mưa dông, ta thường nghe thấy tiếng sấm. Vậy vật nào đã dao động phát ra tiếng sấm?
A. Các đám mây va chạm vào nhau nên đã dao động phát ra tiếng sấm.
B. Các tia lửa điện khổng lồ dao động gây ra tiếng sấm.
C. Không khí xung quanh tia lửa điện đã bị dãn nở đột ngột khiến chúng dao động gây ra tiếng sấm.
D. Cả ba lí do trên.
Câu 19: Trường hợp nào sau đây chứng tỏ sóng âm truyền được trong chất rắn?
A. Áp tai xuống một đầu bàn gỗ, gõ nhẹ vào đầu còn lại, tai nghe được tiếng gõ.
B. Cá heo có thể giao tiếp với nhau ở dưới nước.
C. Một người ở đầu phòng nói to, người ở cuối phòng có thể nghe rõ âm thanh của người kia phát ra.
D. Khi đánh cá, ngư dân thường chèo thuyền đi xung quanh lưới và gõ vào mạn thuyền để dồn cá vào lưới.
Câu 20: Âm thanh không thể truyền trong chân không vì
A. chân không không có trọng lượng.
B. chân không không có vật chất.
C. chân không là môi trường trong suốt.
D. chân không không đặt được nguồn âm.
Câu 21: Nêu ý nghĩa câu thơ của Bác Hồ “Mùa xuân là Tết trồng cây
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân”.
A. Mùa xuân là mùa có cảnh quan đẹp nhất trong năm.
B. Mùa xuân đất nước có ý nghĩa quan trọng.
C. Khẳng định rằng việc trồng cây mang lợi ích rất lớn.
D. Cả 2 phương án A, B đều đúng.
Câu 22: Thức ăn đã tiêu hóa thành chất dinh dưỡng đi đến các bộ phận khác nhau của cơ thể bằng con đường nào?
A. Hệ bài tiết. B. Hệ tuần hoàn. C. Hệ tiêu hóa. D. Hệ hô hấp.
Câu 23: Máu có màu đỏ sẫm là biểu hiện của
A. Máu giàu oxygen. B. Máu giàu carbon dioxigen.
C. Máu giàu chất dinh dưỡng. D. Máu nghèo chất dinh dưỡng.
Câu 24: Chiều vận chuyển các chất trong mạch gỗ và mạch rây có gì khác nhau?
A. Dòng mạch gỗ là dòng đi lên, dòng mạch rây là dòng đi xuống.
B. Dòng mạch gỗ là dòng đi xuống, dòng mạch rây là dòng đi lên.
C. Dòng mạch gỗ là dòng hai chiều, dòng mạch rây là dòng đi xuống.
D. Dòng mạch gỗ là dòng đi lên, dòng mạch rây là dòng hai chiều.
Câu 25: Nước ảnh hưởng thế nào đến quá trình đóng mở khí khổng của cây?
A. Khi tế bào hạt đậu trương nước, thành tế bào căng ra làm lỗ khí mở; khi tế bào hạt đậu mất nước, thành tế bào trở lại bình thường làm lỗ khí đóng lại.
B. Khi tế bào hạt đậu trương nước, thành tế bào căng ra làm lỗ khí khép lại; khi tế bào hạt đậu mất nước, thành tế bào trở lại bình thường làm lỗ khí mở ra.
C. Nước là tín hiệu hóa học kích thích sự đóng mở của khí khổng.
D. Nước là nguyên liệu của quá trình quang hợp, khi cây thiếu nước, khí khổng mở hút các phân tử nước từ không khí.
Câu 26: Quá trình quang hợp góp phần làm giảm lượng khí nào sau đây trong khí quyển?
A. Carbon dioxide. B. Hydrogen dioxide. C. Oxygen. D. Nitrogen.
Câu 27: Những sinh vật nào sau đây có khả năng quang hợp trong điều kiện có ánh sáng ?
(1) Tảo lục. (2) Thực vật.
(3) Ruột khoang. (4) Nấm. (5) Trùng roi xanh.
A. (1), (2), (5). B. (1), (2), (3). C. (1), (2), (4). D. (2), (4), (5).
Câu 28: Em hãy cho biết trao đổi chất ở động vật gồm những hoạt động nào sau đây?
(1) Lấy thức ăn.(2) Nghiền nhỏ thức ăn.
(3) Biến đổi thức ăn.(4) Thải ra.
(5) Tăng nhiệt độ.
A. (1), (2), (5). B. (1), (2), (4). C. (2), (3), (5). D. (1), (3), (4).
Câu 29: Em hãy vận dụng kiến thức về hô hấp tế bào, giải thích vì sao con người khi ở trên đỉnh núi cao thường thở nhanh hơn so với khi ở vùng đồng bằng?
A. Do có những người chưa quen hoặc không kịp thích nghi với điều kiện khí hậu trên cao, sẽ dễ dẫn đến nguy cơ mắc một số bệnh lý cấp tính nguy hiểm đến tính mạng, chẳng hặn như sốc độ cao cấp tính.
B. Khi ở trên đỉnh núi cao, không khí loãng, nồng độ oxygen thấp hơn so với ở vùng đồng bằng. Để lấy đủ lượng oxygen cần thiết cho hoạt động hô hấp tế bào, con người thường phải thở nhanh hơn so với khi ở vùng đồng bằng.
C. Do một số người dân địa phương sống ở trên vùng núi cao nhưng mất khả năng thích nghi với điều kiện khí hậu, thở nhanh hơn là biểu hiện của say núi mạn tính – tính trạng thiếu oxy trong thời gian dài.
D. Do một số người có bệnh về đường hô hấp nên sẽ thở nhanh hơn khi đứng trên đỉnh núi.
Câu 30: Khi nghe đến bệnh bướu cỗ là bệnh lí rất thường gặp ở nước ta do nguyên nhân thiếu chất khoảng iodine, mẹ Lan quyết định bổ sung iodine trong khẩu phần ăn hàng ngày cho cả gia đình. Theo em, mẹ Lan nên bổ sung loại thực phẩm nào để có đủ iodine ngăn ngừa bệnh bướu cổ?
A. Các loại thịt. B. Các loại hải sản. C. Các loại rau, củ, quả. D. Các loại sữa.
Hướng dẫn giải:
1.A |
2.C |
3.C |
4.C |
5.A |
6.A |
7.B |
8.D |
9.D |
10.B |
11.C |
12.B |
13.B |
14.A |
15.D |
16.A |
17.D |
18.C |
19.A |
20.B |
21.C |
22.B |
23.A |
24.A |
25.A |
26.A |
27.A |
28.D |
29.B |
30.B |
Câu 1 (NB):
Phương pháp:
Dựa vào cấu tạo nguyên tử.
Cách giải:
Nguyên tử gồm hạt nhân nguyên tử và vỏ nguyên tử.
Chọn A.
Câu 2 (TH):
Phương pháp:
Đếm số electron xung quanh hạt nhân
Số elctron = Số proton
Cách giải:
Đếm số electron xung quanh hạt nhân ⇒ Số electron = 13
⇒ Số elctron = Số proton = 13
Chọn C.
Câu 3 (TH):
Phương pháp:
Theo mô hình nguyên tử Rơ – dơ – pho – Bo
+ Các electron được sắp xếp lần lượt vào các lớp theo chiều từ gần hạt nhân ra ngoài.
+ Mỗi lớp có số electron tối đa xác đinh, như lớp thứ nhất có tối đa 2 electron, lớp thứ hai có tối đa 8 electron,…
Cách giải:
Nguyên tử có số proton bằng 5 ⇒ số electron bằng 5.
– Sắp xếp electron: điền electron từ hạt nhân ra ngoài
+ Lớp thứ nhất có tối đa 2 electron ⇒ nguyên tử có 2 electron lớp thứ nhất, còn lại 3 electron điền vào các lớp tiếp theo.
+ Lớp thứ hai có tối đa 8 electron ⇒ điền 3 electron còn lại vào lớp thứ 2.
⇒ số electron trong các lớp của vỏ nguyên tử, viết từ lớp trong ra lớp ngoài lần lượt là 2, 3.
Chọn C.
Câu 4 (NB):
Cách giải:
Một nguyên tố hóa học được đặc trưng bởi số proton.
Chọn C.
Câu 5 (TH):
Phương pháp:
Dựa vào tên gọi và kí hiệu nguyên tố.
Cách giải:
O, Cl, Al, Ca là có kí hiệu lần lượt của nguyên tố oxygen, chlorine, aluminium, calcium.
Chọn A.
Câu 6 (VD):
Phương pháp:
– Nguyên tố hóa học là tập hợp các nguyên tử có cùng số proton.
– Khối lượng của nguyên tử = 1.E +1. P.
Cách giải:
– PX = PY ⇒ X, Y thuộc cùng một nguyên tố hóa học.
– PZ = PT ⇒ Z, T thuộc cùng một nguyên tố hóa học.
– Khối lượng của Z = 1. 8 + 1. 9 = 17 (amu).
– Khối lượng của X = 1.6 + 1.6 = 12 (amu).
⇒ mZ > MX.
A sai , vì X, Z không thuộc cùng một nguyên tố hóa học.
B đúng.
C đúng.
D đúng.
Chọn A.
Câu 7 (TH):
Cách giải:
Số đơn vị điện tích hạt nhân = số proton = số electron = 16.
mX = 1. 16 + 1.16 = 32 (amu) ⇒ X là S.
Chọn B.
Câu 8 (TH):
Phương pháp:
Dựa vào lí thuyết bảng tuần hoàn.
Cách giải:
Z = 8⟹ số e = 8
Số electron lớp thứ nhất là: 2e
Số electron lớp thứ hai là: 8 – 2 = 6e
⟹ Chu kì = số lớp e = 2; nhóm = số e lớp ngoài cùng = 6
⟹ X là O, chu kì 2, nhóm VIA.
Chọn D.
Câu 9 (TH):
Phương pháp:
Dựa vào sự chuyển động của electron trong nguyên tử.
Dựa vào khối lượng nguyên tử.
Cách giải:
A đúng.
B đúng.
C đúng
D sai, vì các electron được sắp xếp lần lượt vào các lớp theo chiều từ gần hạt nhân ra ngoài.
Chọn D.
Câu 10 (VDC):
Phương pháp:
Tổng số hạt trong hạt nhân của A = P + N
Trong nguyên tử E = P
Trong hạt nhân nguyên tử, neutron không mang điện tích ⇒ N = ?
⇒ số E = ?
Dựa vào số lớp e ⟹ Chu kì của nguyên tố.
Dựa vào số e lớp ngoài cùng ⟹ Nguyên tố thuộc nhóm nào.
Biết vị trí sẽ biết được tính kim loại hay phi kim của nguyên tố.
Cách giải:
Tổng số hạt trong hạt nhân của A = P + N = 24 (1)
Mà trong nguyên tử E = P
Trong hạt nhân nguyên tử, neutron không mang điện tích ⇒ N = 12
(1), (2) ⇒ P + N = 24
⇒ E = 24 – 12 = 12
Đối với 1 nguyên tố thuộc 20 nguyên tố đầu, lớp thứ nhất có tối đa 2e, lớp thứ 2 có tối đa 8e, lớp thứ 3 có tối đa 8e và lớp thứ 4 còn lại.
Mà A có 12e = 2 + 8 + 2 ⟹ A có 3 lớp e ⟹ A nằm chu kì 3.
⟹A có 2 e lớp ngoài cùng ⟹ A thuộc nhóm IIA ⟹ A là kim loại.
Chọn B.
Câu 11 (VD):
Phương pháp:
Công thức tính tốc độ: v = s/t
Cách giải:
Đổi 10 phút = 1/6 giờ
Quãng đường đi được là: s = v.t = 2 (km).
Chọn C.
Câu 12 (VD):
Phương pháp:
Tốc độ là đại lượng vật lí cho biết sự nhanh hay chậm của chuyển động. Tốc độ càng lớn, vật chuyển động càng nhanh.
Tốc độ: v = s/t
Cách giải:
Đổi: 1,5 km = 1500m; 2 phút = 120 giây
Tốc độ của con thỏ:
Thấy tốc độ của chuột túi nhanh hơn của thỏ nên con chuột túi chạy nhanh hơn.
Chọn B.
Câu 13 (VD):
Phương pháp:
Sử dụng lí thuyết về đo tốc độ, ưu nhược điểm của các dụng cụ đo.
Tốc độ: v = s/t
Cách giải:
Trong phòng thí nghiệm, để đo tốc độ của các vật chuyển động nhanh và có kích thước nhỏ, người ta thường sử dụng thước, đồng hồ đo thời gian hiện số kết nối với cổng quang điện.
Chọn B.
Câu 14 (VD):
Phương pháp:
Trên đoạn thẳng đồ thị biểu diễn cùng tính chất chuyển động.
+ Xác định trên trục Os quãng đường vật di chuyển.
+ Xác định trên trục Ot khoảng thời gian tương ứng.
+ Tốc độ của vật: v = s/t
Cách giải:
Tốc độ đi bộ của người đó:
Chọn A.
Câu 15 (VD):
Phương pháp:
Trên đoạn thẳng đồ thị biểu diễn cùng tính chất chuyển động.
+ Xác định trên trục Os quãng đường vật di chuyển.
+ Xác định trên trục Ot khoảng thời gian tương ứng.
Cách giải:
Từ đồ thị ta xác định được: Xe buýt đến B sau 2h kể từ lúc xuất phát.
Chọn D.
Câu 16 (VD):
Phương pháp:
Quy tắc “3 giây”: Khoảng cách an toàn (m) = tốc độ (m/s) × 3 (s)
Cách giải:
Khoảng cách an toàn của ô tô chạy với tốc độ 70 km/h là:
Từ Bảng 11.1 ta thấy khoảng cách này phù hợp với quy định về khoảng cách an toàn tối thiểu
Chọn A.
Câu 17 (TH):
Phương pháp:
Nguồn âm là nguồn phát ra âm, các nguồn âm đều dao động.
Cách giải:
Vật phát ra âm khi làm vật dao động
Chọn D.
Câu 18 (VD):
Phương pháp:
Nguồn âm là nguồn phát ra âm, các nguồn âm đều dao động.
Cách giải:
Khi trời mưa dông, ta thường nghe thấy tiếng sấm là do không khí xung quanh tia lửa điện đã bị dãn nở đột ngột khiến chúng dao động gây ra tiếng sấm.
Chọn C.
Câu 19 (TH):
Phương pháp:
Sử dụng lý thuyết âm thanh truyền trong chất rắn.
Cách giải:
Trường hợp âm thanh truyền trong chất rắn là: Áp tai xuống một đầu bàn gỗ, gõ nhẹ vào đầu còn lại, tai nghe được tiếng gõ.
Chọn A.
Câu 20 (TH):
Phương pháp:
Âm thanh không thể truyền trong chân không vì chân không không có vật chất.
Cách giải:
Âm thanh không thể truyền trong chân không vì chân không không có vật chất.
Chọn B.
Câu 21 (VD):
Phương pháp:
Việc trồng cây xanh không chỉ là truyền thống và nét đẹp văn hóa của dân tộc, góp phần bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên rừng mà còn giúp cho đất nước có một không gian xanh.
Cách giải:
Câu thơ của Bác Hồ phần nào khẳng định rằng việc trồng cây mang lợi ích rất lớn cho con người và xã hội.
Chọn C.
Câu 22 (TH):
Phương pháp:
Hệ tuần hoàn có chức năng vận chuyển các chất trong cơ thể động vật nhờ sự vận chuyển của máu. Hệ tuần hoàn nhận khí oxygen từ hệ hô hấp, các chất dinh dưỡng từ hệ tiêu hoá đến cung cấp cho hoạt động của các cơ quan trong cơ thể.
Cách giải:
Thức ăn đã tiêu hóa thành chất dinh dưỡng vận chuyển trong cơ thể động vật nhờ hoạt động của hệ tuần hoàn.
Chọn B.
Câu 23 (TH):
Phương pháp:
Vòng tuần hoàn nhỏ đưa máu có màu đỏ thẫm nghèo O2 từ tim đến phổi, tại đây máu nhận O2 và thải CO2 trở thành máu có màu đỏ tươi rồi trở về tim.
Cách giải:
Máu nghèo oxygen, giàu carbon dioxigen. có màu đỏ thẫm.
Chọn A.
Câu 24 (NB):
Phương pháp:
– Dòng mạch gỗ (dòng đi lên): vận chuyển nước và ion khoáng từ đất vào mạch gỗ của rễ và tiếp tục dâng lên theo mạch gỗ trong thân để lan tỏa đến lá và các phần khác của cây.
– Dòng mạch rây (dòng đi xuống): vận chuyển các chất hữu cơ được quang hợp từ lá đến nơi cần sử dụng hoặc dự trữ trong rễ, hạt, củ, quả…
Cách giải:
– Dòng mạch gỗ dã nước và muối khoáng từ rế lên các bộ phân trên mặt đất của cây.
– Dòng mạch rây vận chuyển các chất hữu cơ từ lá xuống các bộ phận khác của cây.
Chọn A.
Câu 25 (TH):
Phương pháp:
Khi cây đủ nước, tế bào khí khổng trương nước, căng ra, làm khí khổng mở rộng khiến hơi nước thoát ra ngoài nhiều. Khi cây thiếu nước, tế bào khí khổng sẽ xẹp xuống, khí khổng khép bớt lại khiến hàm lượng hơi nước thoát ra ngoài giảm đi.
Cách giải:
Tế bào hạt đậu trương nước, thành tế bào căng ra làm lỗ khí mở; khi tế bào hạt đậu mất nước, thành tế bào trở lại bình thường làm lỗ khí đóng lại.
Chọn A.
Câu 26 (NB):
Phương pháp:
Quá trình quang hợp ở cây xanh hấp thụ khí CO2, giải phóng khí O2 và nước có tác dụng điều hòa không khí, giảm hiệu ứng nhà kính đem lại không khí trong lành cho trái đất.
Cách giải:
Quá trình quang hợp góp phần làm giảm lượng khí carbon dioxide trong khí quyển.
Chọn A.
Câu 27 (NB):
Phương pháp:
Trong sinh giới, chỉ có thực vật, tảo và một số vi khuẩn có khả năng quang hợp.
Cách giải:
Những sinh vật có khả năng quang hợp trong điều kiện có ánh sáng: (1), (2), (5).
Chọn A.
Câu 28 (TH):
Phương pháp:
Trao đổi chất là tập hợp các biến đổi hóa học trong tế bào của cơ thể sinh vật và sự trao đổi các chất giữa cơ thể với môi trường đảm bảo duy trì sự sống → Trong các hoạt động trên, trao đổi chất ở động vật gồm những hoạt động là: lấy thức ăn, biến đổi thức ăn, thải ra.
Cách giải:
Trao đổi chất ở động vật gồm những hoạt động là: (1), (3), (4).
Chọn D.
Câu 29 (VDC):
Phương pháp:
Khi ở trên đỉnh núi cao, không khí loãng, nồng độ oxygen thấp hơn so với ở vùng đồng bằng.
Cách giải:
Ở trên đỉnh núi cao, không khí loãng, nồng độ oxygen thấp hơn so với ở vùng đồng bằng. Để lấy đủ lượng oxygen cần thiết cho hoạt động hô hấp tế bào, con người thường phải thở nhanh hơn so với khi ở vùng đồng bằng.
Chọn B.
Câu 30 (VD):
Phương pháp:
Hàm lượng iốt trong tảo bẹ cao nhất (khoảng 2000μg (microgram)/kg tảo bẹ tươi). Sau đó là các loại cá biển và các động vật vỏ cứng ở biển (khoảng 800μg/kg).
Cách giải:
Mẹ Lan nên bổ sung các loại hải sản có chứa nhiều iodine để giúp ngăn ngừa bệnh bướu cổ.
Chọn B.
A. Ma trận đề thi Học kì 1 môn Khoa học tự nhiên lớp 7 (Chân trời sáng tạo)
Tên bài |
MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ |
Tổng số ý/ câu |
||||||||
|
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
||||||
Tự luận |
Trắc nghiệm |
Tự luận |
Trắc nghiệm |
Tự luận |
Trắc nghiệm |
Tự luận |
Trắc nghiệm |
Tự luận |
Trắc nghiệm |
|
Chủ đề 1. Nguyên tử – Nguyên tố hóa học – Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học |
|
2 (0,5 đ) |
|
1 (0,25 đ) |
1 (1 đ) |
|
|
|
1 (1 đ) |
3 (0,75 đ) |
Chủ đề 2. Phân tử |
|
3 (0,75 đ) |
|
2 (0,5 đ) |
1 (2 đ) |
|
|
|
1 (2 đ) |
5 (1,25 đ) |
Chủ đề 3. Tốc độ |
|
1 (0,25 đ) |
|
1 (0,25 đ) |
1 (1 đ) |
|
|
|
1 (1 đ) |
2 (0,5 đ) |
Chủ đề 4. Âm thanh |
|
1 (0,25 đ) |
|
1 (0,25 đ) |
1 (1 đ) |
1 (0,25 đ) |
|
|
1 (1 đ) |
3 (0,75 đ) |
Chủ đề 5. Ánh sáng |
|
1 (0,25 đ) |
|
1 (0,25 đ) |
1 (1 đ) |
1 (0,25 đ) |
|
|
1 (1 đ) |
3 (0,75 đ) |
Điểm số |
|
2 đ |
|
1,5 đ |
6 đ |
0,5 đ |
|
|
6 đ |
4 đ |
Tổng số điểm |
2 đ |
1,5 đ |
6,5 đ |
0 đ |
10 đ |
Đề thi học kì 1 Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo có đáp án năm 2023 – 2024 – Đề 2
Phòng Giáo dục và Đào tạo …
Đề thi Học kì 1 – Chân trời sáng tạo
Năm học 2023 – 2024
Môn: Khoa học tự nhiên lớp 7
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 2)
Phần I. Trắc nghiệm (4 điểm)
Hãy khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất.
Câu 1. Hạt proton được kí hiệu là
A. p.
B. n.
C. e.
D. l.
Câu 2. Nguyên tố carbon có kí hiệu hóa học là
A. Ca.
B. C.
C. Cu.
D. Co.
Câu 3. Cho các nguyên tử được kí hiệu bởi các chữ cái và số proton của mỗi nguyên tử như sau:
Nguyên tử |
X |
Y |
Z |
T |
Q |
Số proton |
6 |
7 |
8 |
9 |
6 |
Các nguyên tử thuộc cùng một nguyên tố hóa học là
A. X và Y.
B. X và Z.
C. Y và T.
D. X và Q.
Câu 4. Hóa trị của Al trong hợp chất Al2O3 là
A. I.
B. II.
C. III.
D. IV.
Câu 5. Khối lượng phân tử H2O là
A. 18 gam.
B. 18 kg.
C. 18 amu.
D. 17 amu.
Câu 6. Công thức hóa học của hợp chất tạo bởi P hóa trị III và hydrogen là
A. PH.
B. PH3.
C. P2H3.
D. HP3.
Câu 7. Chất nào sau đây là chất ion?
A. CO2.
B. HCl.
C. CH4.
D. CaCl2.
Câu 8. Cho các chất sau: bromine; hydrogen; nước; carbon monoxide; ozone. Số đơn chất là
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 9. Trong các phát biểu sau về độ lớn vận tốc, phát biểu nào sau đây đúng:
A. Độ lớn vận tốc tính bằng quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian.
B. Độ lớn vận tốc tính bằng quãng đường đi được trong một ngày.
C. Độ lớn vận tốc tính bằng quãng đường đi được trong một phút.
D. Độ lớn vận tốc tính bằng quãng đường đi được trong một giờ.
Câu 10. Đơn vị nào sau đây là đơn vị của vận tốc?
A. m/s.
B. m.
C. kg.
D. m/s2.
Câu 11. Khi luồng gió thổi qua rừng cây, ta nghe âm thanh phát ra. Vật phát ra âm thanh là
A. luồng gió và lá cây đều dao động.
B. luồng gió.
C. lá cây.
D. thân cây.
Câu 12. Hãy chọn câu trả lời không đúng sau đây?
A. Hơi nước có trong không khí không hấp thụ âm thanh.
B. Cây xanh vừa hấp thụ vừa phản xạ âm thanh.
C. Sử dụng động cơ chạy bằng điện ít gây ô nhiễm tiếng ồn.
D. Đường cao tốc phải được xây dựng xa trường học, bệnh viện và khu dân cư.
Câu 13. Khi nghiên cứu sự truyền âm thanh người ta có những nhận xét sau. Theo em nhận xét nào đúng?
A. Không khí càng loãng thì sự truyền âm càng kém.
B. Để nghe được âm thanh từ vật phát ra thì phải có môi trường truyền âm.
C. Sự truyền âm thanh là sự truyền dao động âm.
D. Cả 3 phương án đều đúng.
Câu 14. Trong hình vẽ sau, tia phản xạ IR ở hình vẽ nào đúng?
A.
B.
C.
D.
Câu 15. Trường hợp nào dưới đây xảy ra hiện tượng phản xạ khuếch tán?
A. Ánh sáng chiếu tới mặt gương.
B. Ánh sáng chiếu tới mặt nước.
C. Ánh sáng chiếu tới bề mặt kim loại sáng bóng.
D. Ánh sáng chiếu tới tấm thảm len.
Câu 16. Ánh sáng truyền theo đường thẳng khi ánh sáng:
A. Truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác
B. Truyền từ môi trường đồng tính này sang môi trường đồng tính khác
C. Truyền trong môi trường trong suốt
D. Truyền trong môi trường trong suốt và đồng tính
Phần II. Tự luận (6 điểm)
Bài 1 (1 điểm): Cho mô hình nguyên tử potassium như sau:
Xác định vị trí (ô, chu kì, nhóm) của nguyên tố potassium trong bảng tuần hoàn, có giải thích ngắn gọn cách xác định.
Bài 2 (2 điểm): Phân tử calcium carbonate có cấu tạo từ các nguyên tố calcium, carbon và oxygen. Biết khối lượng phân tử calcium carbonate là 100 amu, nguyên tố calcium và carbon lần lượt chiếm 40% và 12% khối lượng phân tử. Hãy xác định công thức hóa học của calcium carbonate.
Bài 3 (3 điểm):
a. Camera thiết bị “bắn tốc độ” ghi và tính được thời gian một ô tô chạy qua giữa hai vạch mốc cách nhau 5 m là 0,385 s. Tốc độ ô tô là bao nhiêu?
b. Một âm dao động với tần số 40 Hz. Vậy trong 0,5 phút, âm đó đã thực hiện bao nhiêu dao động?
c. Khi tia tới hợp với pháp tuyến tại điểm tới một góc i = 300 thì tia phản xạ hợp với pháp tuyến tại điểm tới một góc bao nhiêu?
Đáp án đề thi Học kì 1 môn Khoa học tự nhiên lớp 7 Chân trời sáng tạo – (Đề số 2)
Phần I. Trắc nghiệm
Câu 1.
Đáp án đúng là: A
Hạt proton được kí hiệu là p.
Câu 2.
Đáp án đúng là: B
Nguyên tố carbon có kí hiệu hóa học là: C.
Câu 3.
Đáp án đúng là: D
Tập hợp những nguyên tử cùng loại, có cùng số proton trong hạt nhân được gọi là nguyên tố hóa học.
Þ X và Q thuộc cùng một nguyên tố hóa học do cùng có số proton trong hạt nhân là 6.
Câu 4.
Đáp án đúng là: C
Gọi hóa trị của Al trong Al2O3 là x. Áp dụng quy tắc hóa trị:
2.x = 3.II Þ x = III.
Câu 5.
Đáp án đúng là: C
Khối lượng phân tử H2O là: 2 × 1 + 16 = 18 (amu).
Câu 6.
Đáp án đúng là: B
Đặt công thức hóa học của hợp chất cần tìm là: PxHy.
Áp dụng quy tắc hóa trị ta có:
Chọn x = 1 và y = 3. Vậy hợp chất cần tìm là PH3.
Câu 7.
Đáp án đúng là: D
CaCl2 là chất ion.
Câu 8.
Đáp án đúng là: C
Các đơn chất là: bromine; hydrogen; ozone.
Câu 9.
Đáp án đúng là: A
Độ lớn của vận tốc cho biết mức độ nhanh hay chậm của chuyển động và được xác định bằng độ dài quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian.
Câu 10.
Đáp án đúng là: A
B – đơn vị chiều dài.
C – đơn vị khối lượng.
D – đơn vị gia tốc.
Câu 11.
Đáp án đúng là: A
Cả luồng gió và lá cây đều dao động nên đều phát ra âm thanh.
Câu 12.
Đáp án đúng là: A
A sai vì hơi nước có trong không khí có hấp thụ âm thanh.
Câu 13.
Đáp án đúng là: D
A, B, C đều đúng.
Câu 14.
Đáp án đúng là: B
Khi chiếu một tia sáng SI đến mặt phẳng gương thì tia sáng sẽ bị phản xạ lại theo một hướng khác. Tia phản xạ IR:
+ Nằm cùng phía với tia tới SI so với mặt gương.
+ Nằm khác phía với SI so với pháp tuyến IN.
+ Góc tới bằng góc phản xạ.
Câu 15.
Đáp án đúng là: D
Khi ánh sáng chiếu tới bề mặt phẳng nhẵn bóng thì ánh sáng bị hắt trở lại theo một phương khác, gọi là hiện tượng phản xạ ánh sáng.
Khi ánh sáng chiếu tới bề mặt không nhẵn thì các tia sáng sẽ bị hắt lại theo mọi phương, gọi là hiện tượng phản xạ khuếch tán. Vậy khi chiếu ánh sáng đến tấm thảm len sẽ xảy ra hiện tượng phản xạ khuếch tán.
Câu 16.
Đáp án đúng là: D
Ánh sáng truyền theo đường thẳng khi ánh sáng truyền trong môi trường trong suốt và đồng tính.
Phần II: Tự luận
Bài 1:
Potassium ở:
+ Ô thứ 19 (do số thứ tự ô = số hiệu nguyên tử = số electron = 19).
+ Chu kì 4 (do số thứ tự chu kì = số lớp electron = 4).
+ Nhóm IA (do số thứ tự nhóm A = số electron ở lớp ngoài cùng).
Bài 2:
Ta có:
%O = 100% – %Ca – %C = 100% – 40% – 12% = 48%.
Đặt công thức hóa học của hợp chất của dạng: CaxCyOz.
Vậy công thức hóa học của calcium carbonate là CaCO3.
Bài 3:
a. Tốc độ ô tô là
b. Âm thực hiện được số dao động là: 40 . 0,5 . 60 = 1200 dao động
c. Theo định luật phản xạ ánh sáng, góc tới bằng góc phản xạ nên khi
i = 300 thì i’ = 300.
Đề thi học kì 1 Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo có đáp án năm 2023 – 2024 – Đề 3
Phòng Giáo dục và Đào tạo …
Đề thi Học kì 1 – Chân trời sáng tạo
Năm học 2023 – 2024
Môn: Khoa học tự nhiên lớp 7
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 3)
Phần I:.Trắc nghiệm (4 điểm)
Hãy khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất.
Câu 1. Nguyên tử fluorine có 9 proton trong hạt nhân. Điện tích hạt nhân của fluorine là
A. -9.
B. +9.
C. 9.
D. 0.
Câu 2. Nguyên tố hóa học nào giúp ngăn ngừa bệnh bướu cổ ở người?
A. Chlorine.
B. Oxygen.
C. Helium.
D. Iodine.
Câu 3. Số thứ tự chu kì của bảng tuần hoàn được xác định bằng
A. số hiệu nguyên tử.
B. số electron.
C. số lớp electron.
D. số electron ở lớp ngoài cùng.
Câu 4. Nguyên tố nào sau đây là khí hiếm?
A. Hydrogen.
B. Helium.
C. Nitrogen.
D. Sodium.
Câu 5. Chất nào sau đây là đơn chất?
A. Carbon monoxide.
B. Ozone.
C. Calcium oxide.
D. Acetic acid.
Câu 6. Hóa trị của potassium trong hợp chất K2O là
A. I.
B. II.
C. III.
D. IV.
Câu 7. Công thức hóa học của hợp chất tạo bởi N hóa trị IV và oxygen là
A. NO.
B. NO2.
C. N2O.
D. N2O3.
Câu 8. Phần trăm về khối lượng của Mg trong hợp chất MgO là
A. 60%.
B. 40%.
C. 50%.
D. 20%.
Câu 9. Dụng cụ để xác định sự nhanh chậm của chuyển động của một vật gọi là
A. vôn kế.
B. nhiệt kế.
C. tốc kế.
D. ampe kế.
Câu 10. Các biển báo khoảng cách trên đường cao tốc dùng để làm gì?
A. Giúp lái xe có thể ước lượng khoảng cách giữa các xe để giữ khoảng cách an toàn khi tham gia giao thông.
B. Để các xe đi đúng làn đường.
C. Để các xe không vượt quá tốc độ cho phép.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 11. Để biểu diễn các nốt nhạc bằng đàn, người ta thường dùng đàn nhiều dây, nhưng người ta cũng sử dụng loại đàn một dây là đàn bầu. Để thay đổi âm phát ra từ dây đàn bầu người ta làm như sau:
A. Vừa đánh đàn, vừa điều chỉnh độ căng của dây đàn bằng một cần đàn.
B. Điều chỉnh độ dài của dây đàn khi đánh.
C. Vặn cho dây đàn căng vừa đủ trước khi đánh.
D. Cả 3 phương án đúng.
Câu 12. Hãy xác định câu nào sau đây là sai?
A. Khi tần số dao động càng nhỏ thì âm phát ra càng trầm.
B. Hz là đơn vị tần số.
C. Khi tần số dao động càng cao thì âm phát ra càng to.
D. Khi tần số dao động càng lớn thì âm phát ra càng cao.
Câu 13. Người ta nhận thấy rằng chó là loài động vật nghe được các âm thanh rất tốt và rất nhạy. Đặc biệt khi ngủ chó vẫn cảm nhận được các âm thanh lạ và nhỏ rất nhanh. Vì sao lại như vậy?
A. Bản chất của chó là phát hiện các âm thanh lạ, nhỏ.
B. Chó có thể nghe được các âm thanh như hạ âm, siêu âm mà con người không thể nghe được.
C. Tai chó to hơn nên nghe to hơn.
D. Tai chó rất nhạy với âm, mặt khác khi ngủ chó thường áp tai xuống đất mà đất truyền âm tốt hơn không khí do vậy chó cảm nhận nhanh hơn.
Câu 14. Chùm tia song song là chùm tia gồm:
A. Các tia sáng không giao nhau.
B. Các tia sáng gặp nhau ở vô cực.
C. Các tia sáng hội tụ.
D. Các tia phân kì.
Câu 15. Máy tính cầm tay sử dụng năng lượng mặt trời đã chuyển hoá năng lượng ánh sáng thành
A. hoá năng.
B. nhiệt năng.
C. điện năng.
D. cơ năng.
Câu 16. Chọn phát biểu sai. Vật cản sáng (chắn sáng) là vật?
A. Không cho ánh sáng truyền qua.
B. Đặt trước mắt người quan sát.
C. Cản đường truyền của ánh sáng.
D. Cho ánh sáng truyền qua.
Phần II. Tự luận (6 điểm)
Bài 1 (1 điểm): Quan sát ô nguyên tố và trả lời các câu hỏi sau:
a. Em biết được thông tin gì trong ô nguyên tố sodium?
b. Nguyên tố sodium nằm ở vị trí nào (ô, nhóm, chu kì) trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học?
Bài 2 (2 điểm): Vẽ sơ đồ hình thành liên kết cộng hóa trị trong phân tử ammonia (NH3) và cho biết hóa trị của mỗi nguyên tố trong hợp chất.
Bài 3 (3 điểm):
a. Trên một đường quốc lộ, có một xe ô tô chạy qua camera của thiết bị bắn tốc độ và được ghi lại như sau: thời gian ô tô chạy từ vạch mốc 1 sang vạch mốc 2 cách nhau 5 m là 0,28 s. Hỏi xe đi với tốc độ bao nhiêu và có vượt quá tốc độ giới hạn cho phép không? Biết tốc độ giới hạn của xe chạy trên cung đường là 60 km/h.
b. Người ta thường dùng sự phản xạ của siêu âm để xác định độ sâu của biển. Giả sử tàu phát ra siêu âm và thu được âm phản xạ của nó từ đáy biển sau 1 giây. Tính gần đúng độ sâu của đáy biển, biết vận tốc truyền siêu âm trong nước là 1500 m/s.
c. Chiếu một tia sáng SI theo phương nằm ngang lên một gương phẳng, ta thu được tia phản xạ theo phương thẳng đứng. Góc tạo bởi tia SI và mặt gương có giá trị nào?
Đáp án đề thi Học kì 1 môn Khoa học tự nhiên lớp 7 Chân trời sáng tạo – (Đề số 3)
Phần I. Trắc nghiệm
Câu 1.
Đáp án đúng là: B
Mỗi proton mang một điện tích dương và quy ước là +1.
Þ Nguyên tử fluorine có 9 proton trong hạt nhân có điện tích hạt nhân là +9.
Câu 2.
Đáp án đúng là: D
Nguyên tố giúp ngăn ngừa bệnh bướu cổ ở người là: iodine.
Câu 3.
Đáp án đúng là: C
Số thứ tự chu kì của bảng tuần hoàn được xác định bằng số lớp electron.
Câu 4.
Đáp án đúng là: B
Helium là nguyên tố khí hiếm.
Câu 5.
Đáp án đúng là: B
Ozone (O3) được cấu tạo nên từ 3 nguyên tử oxygen nên là đơn chất.
Câu 6.
Đáp án đúng là: A
Gọi hóa trị của K là x, áp dụng quy tắc hóa trị ta có:
2. x = 1. II Þ x = I.
Câu 7.
Đáp án đúng là: B
Gọi công thức hóa học của hợp chất cần tìm là: NxOy.
Áp dụng quy tắc hóa trị ta có:
Chọn x = 1 và y = 2. Công thức hóa học của hợp chất cần tìm là: NO2.
Câu 8.
Đáp án đúng là: A
Khối lượng phân tử MgO là: 24 + 16 = 40 (amu).
Phần trăm về khối lượng của Mg trong hợp chất MgO là:
Câu 9.
Đáp án đúng là: C
Tốc kế là dụng cụ để xác định tốc độ tức là sự nhanh chậm của chuyển động của một vật.
Câu 10.
Đáp án đúng là: A
Các biển báo khoảng cách trên đường cao tốc dùng để giúp lái xe có thể ước lượng khoảng cách giữa các xe để giữ khoảng cách an toàn khi tham gia giao thông.
Câu 11.
Đáp án đúng là: A
Để biểu diễn các nốt nhạc bằng đàn, người ta thường dùng đàn nhiều dây, nhưng người ta cũng sử dụng loại đàn một dây là đàn bầu. Để thay đổi âm phát ra từ dây đàn bầu người ta vừa đánh đàn, vừa điều chỉnh độ căng của dây đàn bằng một cần đàn.
Câu 12.
Đáp án đúng là: C
C sai vì tần số càng cao thì âm phát ra càng bổng.
Câu 13.
Đáp án đúng là: D
Người ta nhận thấy rằng chó là loài động vật nghe được các âm thanh rất tốt và rất nhạy. Đặc biệt khi ngủ chó vẫn cảm nhận được các âm thanh lạ và nhỏ rất nhanh. Vì tai chó rất nhạy với âm, mặt khác khi ngủ chó thường áp tai xuống đất mà đất truyền âm tốt hơn không khí do vậy chó cảm nhận nhanh hơn.
Câu 14.
Đáp án đúng là: A
Chùm tia song song là chùm tia gồm các tia sáng không giao nhau.
Câu 15.
Đáp án đúng là: C
Máy tính cầm tay sử dụng năng lượng mặt trời đã chuyển hoá năng lượng ánh sáng thành điện năng.
Câu 16.
Đáp án đúng là: D
A, B, C đúng.
Phần II. Tự luận
Bài 1:
a. Ô nguyên tố sodium cho biết các thông tin:
– Số hiệu nguyên tử: 11
– Kí hiệu nguyên tố hóa học: Na
– Tên nguyên tố: Sodium.
– Khối lượng nguyên tử: 23 amu.
b. Ta có 11 = 2 + 8 + 1
Sodium ở ô thứ 11 (do số hiệu nguyên tử bằng 11); chu kì 3 (do có 3 lớp electron); nhóm IA (do có 1 electron ở lớp ngoài cùng).
Bài 2:
Khi N kết hợp với H, nguyên tử N góp 3 electron, mỗi nguyên tử H góp 1 electron. Như vậy giữa nguyên tử N và H có một đôi electron dùng chung.
Sơ đồ hình thành liên kết cộng hóa trị trong phân tử NH3:
Trong hợp chất NH3, hydrogen có hóa trị I, nitrogen có hóa trị III.
Bài 3:
a. Tốc độ của xe là
Ta thấy 64,3 > 60
Vậy xe đó có vượt quá tốc độ cho phép.
b. Thời gian đi và về của âm là như nhau nên âm truyền từ tàu tới đáy biển trong 0,5s.
Độ sâu của đáy biển là: 1500.0,5 = 750 (m)
c. Theo đề bài ta có: i + i ‘ = 900
Mà i = i ‘ nên 2i = 900
Đề thi học kì 1 Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo có đáp án năm 2023 – 2024 – Đề 4
Phòng Giáo dục và Đào tạo …
Đề thi Học kì 1 – Chân trời sáng tạo
Năm học 2023 – 2024
Môn: Khoa học tự nhiên lớp 7
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 4)
Phần I. Trắc nghiệm (4 điểm)
Hãy khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất.
Câu 1. Cho mô hình nguyên tử nitrogen như sau:
Điện tích hạt nhân nguyên tử nitrogen là
A. 7.
B. +7.
C. -7.
D. +14.
Câu 2. Đại lượng đặc trưng cho một nguyên tố hóa học là
A. số proton.
B. số neutron.
C. khối lượng nguyên tử.
D. số lớp electron.
Câu 3. Nguyên tắc nào sau đây không phải là nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn hiện nay?
A. Các nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử.
B. Các nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn được sắp xếp theo chiều tăng dần của khối lượng nguyên tử.
C. Các nguyên tố hóa học có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp vào một hàng.
D. Các nguyên tố có tính chất hóa học tương tự nhau được xếp thành một cột.
Câu 4. Khối lượng phân tử ammonia (NH3) là
A. 10 amu.
B. 8 amu.
C. 17 amu.
D. 18 amu.
Câu 5. Chất nào sau đây là đơn chất?
A. Bromine.
B. Nước.
C. Methane.
D. Sulfur dioxide.
Câu 6. Trong các chất sau: sodium chloride; calcium chloride; magnesium oxide; carbon dioxide. Chất cộng hóa trị là
A. sodium chloride.
B. calcium chloride.
C. magnesium oxide.
D. carbon dioxide.
Câu 7. Hóa trị của N trong hợp chất NH3 là
A. I.
B. II.
C. III.
D. IV.
Câu 8. Phần trăm khối lượng nguyên tố O trong hợp chất N2O là
A. 76,19%.
B. 63,64%.
C. 36,36%.
D. 20,19%.
Câu 9. Đơn vị của tốc độ là
A. s/m và km/h.
B. m/s và km/h.
C. m/s và h/km.
D. m/s và h/m.
Câu 10. Để đo tốc độ chuyển động của 1 viên bi trong phòng thực hành khi dùng đồng hồ bấm giây, ta thực hiện theo các bước sau:
1- Dùng công thức v = s/t để tính tốc độ của vật.
2- Dùng thước đo độ dài của quãng đường s.
3- Xác định vạch xuất phát và vạch đích chuyển động của vật.
4 – Dùng đồng hồ bấm giây đo thời gian t từ khi vật bắt đầu chuyển động từ vạch xuất phát tới khi qua vạch đích.
Cách sắp xếp sau đây là đúng?
A. 1 – 2 – 3 – 4.
B. 3 – 2 – 1 – 4.
C. 2 – 4 – 1 – 3.
D. 3 – 2 – 4 – 1.
Câu 11. Nguồn âm là
A. các vật dao động phát ra âm.
B. các vật chuyển động phát ra âm.
C. vật có dòng điện chạy qua.
D. vật phát ra năng lượng nhiệt.
Câu 12. Đơn vị của tần số là
A. m/s.
B. km/Hz.
C. Hz/s.
D. Hz.
Câu 13. Độ to của âm phụ thuộc
A. Tần số âm.
B. Dao động.
C. Biên độ dao động.
D. Tần số dao động.
Câu 14. Ảnh của 1 vật tạo bởi gương phẳng, có tính chất là
A. ảnh ảo, lớn hơn vật
B. ảnh ảo, bé hơn vật
C. ảnh ảo, bằng vật
D. ảnh thật, bằng vật
Câu 15. Trong các phát biểu sau, phát biểu nào sai?
A. Chùm sáng hội tụ gồm các tia sáng gặp nhau tại một điểm trên đường truyền.
B. Chùm sáng song song gồm các tia sáng không thể cắt nhau.
C. Chùm sáng hội tụ gồm các tia sáng xuất phát từ cùng một điểm.
D. Trong chùm sáng phân kì, khoảng cách càng xa nguồn thì chùm sáng càng loe rộng.
Câu 16. Đứng trên mặt đất, trường hợp nào dưới đây ta thấy có nguyệt thực?
A. Ban đêm, khi nơi ta đứng không nhận được ánh sáng Mặt Trời.
B. Ban đêm, khi Mặt Trăng không nhận được ánh sáng Mặt Trời vì bị Trái Đất che khuất.
C. Khi Mặt Trời che khuất Mặt Trăng, không cho ánh sáng từ Mặt Trăng tới Trái Đất.
D. Khi Mặt Trăng che khuất Mặt Trời, ta chỉ nhìn thấy phía sau Mặt Trăng tối đen.
Phần II. Tự luận (6 điểm)
Bài 1 (1 điểm): Xác định vị trí nguyên tố A trong bảng tuần hoàn. Biết hạt nhân của nguyên tử nguyên tố A có 24 hạt, trong đó số hạt không mang điện là 12.
Bài 2 (2 điểm): Lập công thức hóa học của hợp chất tạo thành bởi magnesium hóa trị II và oxygen. Mô tả sự tạo thành liên kết trong phân tử vừa thiết lập.
Bài 3 (3 điểm):
a. Trong các vật sau đây, em hãy phân loại vật phản xạ âm tốt và vật phản xạ âm kém: cửa kính, tường gạch, trần bê tông, rèm nhung, chăn bông.
b. Chiếu một tia sáng lên mặt gương ta thu được một tia phản xạ tạo với gương một góc 500. Góc tới có giá trị bao nhiêu?
c. Đặt một viên pin song song với mặt gương và cách mặt gương một khoảng 2 cm. Ảnh của viên pin tạo bởi gương và cách mặt gương một khoảng là bao nhiêu?
Đề thi học kì 1 Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo có đáp án năm 2023 – 2024 – Đề 5
Phòng Giáo dục và Đào tạo …
Đề thi Học kì 1 – Chân trời sáng tạo
Năm học 2023 – 2024
Môn: Khoa học tự nhiên lớp 7
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 5)
Phần I. Trắc nghiệm (4 điểm)
Hãy khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất.
Câu 1: Nguyên tố nitrogen có kí hiệu hóa học là
A. Na.
B. Ne.
C. Ni.
D. N.
Câu 2: Bảng tuần hoàn hiện nay có số chu kì nhỏ và số chu kì lớn lần lượt là
A. 3 và 4.
B. 4 và 3.
C. 2 và 5.
D. 1 và 6.
Câu 3: Phân tử calcium carbonate gồm 1 nguyên tử calcium, 1 nguyên tử carbon và 3 nguyên tử oxygen. Công thức phân tử của calcium carbonate là
A. MgCO3.
B. CaCO3.
C. BaCO3.
D. CuCO3.
Câu 4. Hóa trị của P trong hợp chất P2O3 là
A. I.
B. II.
C. III.
D. V.
Câu 5. Khi độ to của vật tăng thì biên độ dao động âm cúa vật sẽ biến đổi như thế nào?
A. Tăng.
B. Giảm.
C. Không thay đổi.
D. Vừa tăng vừa giảm.
Câu 6. Vật nào sau đây phản xạ âm tốt?
A. Rèm nhung.
B. Mặt nước phẳng lặng.
C. áo len.
D. Mặt tường xù xì.
Câu 7. Hiện tượng và ứng dụng nào sau đây không liên quan đến năng lượng của ánh sáng ?
A. Chai nước để ngoài nắng, nước trong chai dần nóng lên.
B. Bình nước nóng sử dụng năng lượng mặt trời ở các hộ gia đình.
C. Máy tính cầm tay sử dụng năng lượng mặt trời.
D. Hiện tượng cầu vồng xuất hiện trên bầu trời.
Câu 8. Trong định luật phản xạ ánh sáng, quan hệ giữa góc tới và góc phản xạ là
A. góc tới lớn hơn góc phản xạ.
B. góc tới bằng góc phản xạ.
C. góc tới nhỏ hơn góc phản xạ.
D. góc tới có thể bằng hoặc lớn hơn góc phản xạ.
Câu 9. Chất nào sau đây là sản phẩm của quá trình trao đổi chất được động vật thải ra môi trường?
A. Oxygen.
B. Carbon dioxide.
C. Chất dinh dưỡng.
D. Vitamin.
Câu 10. Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về quá trình quang hợp?
A. Trong quá trình quang hợp, cây hấp thụ khí oxygen để tổng hợp chất hữu cơ.
B. Quang hợp là quá trình sinh vật sử dụng ánh sáng để phân giải chất hữu cơ.
C. Một trong các sản phẩm của quang hợp là khí oxygen.
D. Quang hợp là quá trình sinh lí quan trọng xảy ra trong cơ thể mọi sinh vật.
Câu 11. Quá trình hô hấp có ý nghĩa
A. đảm bảo sự cân bằng oxygen và carbon dioxide trong khí quyển.
B. tạo ra năng lượng cung cấp cho hoạt động sống của cơ thể sinh vật.
C. làm sạch môi trường.
D. chuyển hóa carbon dioxide thành oxygen.
Câu 12. Ở người, sự trao đổi khí giữa môi trường và mạch máu diễn ra ở đâu?
A. Phế nang.
B. Phế quản.
C. Khí quản.
D. Khoang mũi.
Câu 13. Nước và muối khoáng từ môi trường ngoài được rễ hấp thụ nhờ
A. lông hút.
B. vỏ rễ.
C. mạch gỗ.
D. mạch rây.
Câu 14. Mẫu vật trong thí nghiệm chứng minh tính hướng tiếp xúc của thực vật thường là loại cây nào sau đây?
A. Cây lúa.
B. Cây ngô.
C. Cây lạc.
D. Cây mướp.
Câu 15. Những cây lá không có màu xanh lục như cây tía tô, cây huyết dụ vẫn có khả năng quang hợp vì
A. thân cây chứa diệp lục có khả năng quang hợp.
B. lá cây vẫn chứa diệp lục có khả năng quang hợp.
C. lá cây có chứa các sắc tố khác có khả năng quang hợp vào ban đêm.
D. thân cây có chứa các sắc tố khác có khả năng quang hợp vào ban đêm.
Câu 16. Ở hiện tượng cảm ứng bắt mồi của cây gọng vó, đâu là tác nhân kích thích từ môi trường?
A. Âm thanh của con mồi phát ra.
B. Nhiệt độ do con mồi phát ra.
C. Cử động của con mồi.
D. Mùi hương do con mồi tiết ra.
Phần II. Tự luận (6 điểm)
Bài 1 (1 điểm): Lập công thức hóa học của hợp chất tạo thành bởi N hóa trị III và H. Tính phần trăm khối lượng nguyên tố N trong hợp chất vừa tạo thành.
Bài 2 (1 điểm): Giả sử nhà em ở gần quán hát karaoke. Tiếng ồn phát ra vào mỗi tối lúc em chuẩn bị học bài ảnh hướng đến học tập của em. Em hãy đưa ra một số giải pháp nhằm hạn chế tiếng ồn phát ra quán hát karaoke đó?
Bài 3 (2 điểm): Phân tích mối quan hệ giữa quá trình quang hợp và quá trình hô hấp tế bào.
Bài 4 (2 điểm):
a. Vì sao chúng ta cần uống nhiều nước khi trời nóng hoặc khi vận động mạnh?
b. Tất cả các con ve sầu non (ấu trùng) sau khi nở sẽ chui xuống đất, khi trưởng thành sẽ chui ra và leo lên cây để lột xác. Đây là tập tính bẩm sinh hay học được của ve sầu? Giải thích.