Địa lí lớp 7 Chủ đề 2: Đô thị: Lịch sử và hiện tại
A. Lý thuyết Địa lí 7 Chủ đề 2: Đô thị: Lịch sử và hiện tại
I. Điều kiện hình thành và phát triển đô thị cổ đại và trung đại
1. Đô thị cổ A-ten
– Từ thế kỉ VII TCN đến thế kỉ VI TCN, hàng chục đô thị của người Hy Lạp ra đời, được gọi là quốc gia-thành thị hoặc thành bang trong đó tiêu biểu nhất là A-ten
Hy Lạp cổ đại với các đô thị tiêu biểu
– A-ten hình thành trên vùng đồng bằng nhỉ và hẹp thuộc bán đảo Át-ti-ca, ven biển Ê-giê, được bao quanh bởi đồi núi, đất đai khí hậu phù hợp với các loại cây như nho, ô- liu,.. có nhiều tài nguyên , nhiều vucng vịnh sâu , kín gió. Đô thị A-ten gồm hai phần chính: khu dân cư và khu đồi thiêng.
– Thế kỉ V TCN, A-ten bước vào thời kì đỉnh cao về kinh tế, là trung tâm thương mại của Hy Lạp
Sơ đồ cấu trúc thành bang A-ten cổ đại
2. Đô thị trung đại Vơ-ni-dơ
– Thời kì trung đại, các đô thị ở châu Âu hình thành sớm nhất tại I-ta-li-a, trong đó tiêu biểu nhất là Vơ-ni-dơ, đô thị này phát triển liên tục và trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa của châu Âu trong nhiều thế kỉ
Đô thị Vơ-ni-dơ (tranh vẽ năm 1572)
– Với nhiều hải cảng thương mại lớn, đây là nơi hội tụ của phần lớn các tuyến đường hàng hải quan trọng từ Địa Trung Hải đến phương Đông.
II. Mối quan hệ giữa đô thị và các nên văn minh cổ đại
– Đô thị và các nền văn minh cổ đại có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại lẫn nhau
+ Đô thị là trung tâm kinh tế, trung tâm quyền lực chính trị, là nơi lưu giữ và truyền bá các thành tựu của văn minh cổ đại.
+ Sự phát triển của các nền văn minh cũng có tác động trở lại các đô thị, quá trình giao lưu cạnh tranh giữa các nền văn minh là cơ sở thúc đẩy chuyển biến tại các đô thị
III. Vai trò của giới thương nhân với sự phát triển đô thị châu Âu trung đại
– Thời trung đại, châu Âu chứng kiến quá trình hình thành và phát triển mạnh mẽ của các đô thị đặc biệt là ở Tây Âu, dân số của những đô thị lớn như Pa-ri ( Pháp), Luân Đôn (Anh), Mi-lan,.. vào khoảng 70000 đến 250000 người.
Thương nhân buôn bán tại đô thị Xê-na ở I-ta-li-a (tranh vẽ, khoảng thế kỉ XIII)
– Thương nhân và thợ thủ công là người nắm giữ hoạt động kinh tế, tài chính của các đô thị.
– Hoạt động buôn bán của các thương nhân đưa đến không khí tự do cho các đô thị, góp phần phá vỡ tính chất khép kín của các lãnh địa, thúc đẩy sự phát triển văn hóa, khoa học, kĩ thuật tại các đô thị trung đại.
– Thương nhân còn là người lãnh đạo, bảo trợ cho những phong trào đấu tranh đầu tiên chống chế độ phong kiến ở Tây Âu thời hậu kì trung đại như Văn hóa Phục hưng, Cải cách tôn giáo,..
B. Bài tập trắc nghiệm Địa lí 7 Chủ đề 2: Đô thị: Lịch sử và hiện tại
Đang cập nhật.
Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Địa lí 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 20: Vị trí địa lí, phạm vi và đặc điểm thiên nhiên châu đại dương
Bài 21: Đặc điểm dân cư, xã hội và phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở ô-xtrây-li-a
Bài 22: Châu Nam Cực
Chủ đề 1: Các cuộc phát kiến địa lí thế kỉ XV – XVI