Chỉ 200k mua trọn bộ Giáo án Lịch sử 7 Cánh diều bản word trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại (chỉ từ 20k cho 1 bài Giáo án lẻ bất kì):
B1: – – (QR)
B2:
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Giáo án Lịch sử 7 Bài 13: Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thời Ngô, Đinh, Tiền Lê 939 – 1009
I. MỤC TIÊU (Học xong bài học, học sinh sẽ đạt được.
1. Kiến thức
– Nêu được những nét chính về thời Ngô.
– Trình bày được quá trình thống nhất đất nước của Đinh Bộ lĩnh và sự thành lập của nhà Đinh.
– Nắm được thời Đinh – Tiền Lê bộ máy nhà nước đã được xây dựng tương đối hoàn chỉnh, đã bước đầu xây dựng được nền kinh tế, văn hoá phát triển
– Nắm được cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống của Lê Hoàn đập tam âm mưu xâm lược của nhà Tống lần thứ nhất.
– Đánh giá được công lao của Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh, Lê Hoàn trong công cuộc củng cố nền độc lập & bước đầu xây dựng đất nước về đời sống, kinh tế xã hội.
2. Năng lực
* Năng lực chung
– Năng lực tự chủ và tự học: Làm việc độc lập để giải quyết vấn đề bài học, tích cực thực hiện những công việc của thầy cô giao.
– Năng lực giao tiếp và hợp tác: Học sinh tích cực trao đổi nội dung để hoàn nội dung học tập
– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết tiếp nhận thông tin và đánh giá, nhận xét nội dung bài học, suy nghĩ đưa ra các ý kiến giải quyết yêu cầu của nhiệm vụ học tập.
* Năng lực chuyên biệt
-Tìm hiểu lịch sử: Khai thác và sử dụng được thông tin tư liệu kênh chữ, kênh hình trong SGK để tìm hiểu tổ chức bộ máy nhà nước thời Ngô, Đinh, Tiền Lê về quá trình xây dựng đất nước và tổ chức bộ máy, đời sống kinh tế văm hóa thời Đinh – Tiền Lê.
– Nhận thức và tư duy lịch sử: Mô tả được tổ chức bộ máy triều đình trung ương thời Tiền Lê.
– Vận dụng KT- KN đã học: Vận dụng kiến thức bộ máy triều đình trung ương thời Tiền Lê liên hệ với tổ chức bộ máy nhà nước thời nay.
3. Phẩm chất
– Yêu nước: Giáo dục HS tinh thần yêu nước, bảo vệ nền độc lập dân tộc
– Nhân ái: Yêu quý các nhân vật lịch sử có công lao xây dựng Đất nước
– Chăm chỉ: Chăm chỉ trong học tập, nghiên cứu tài liệu
– Trách nhiệm: Có trách nhiệm bảo vệ và phát huy công lao của các anh hùng dân tộc.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
– Một số video, tranh ảnh liên quan đến nội dung bài học.
– Máy chiếu, máy tính
– Giấy A1 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm.
– Phiếu học tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động 1: XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ
a) Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học. b)Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập. Học sinh đọc, hiểu tư liệu phần 4.1 và quan sát bảng hỏi trên màn hình
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập: HS thảo luận cá nhân/cả lớp và trả lời câu hỏi: Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động. Bước 4: Đánh giá, chuẩn kiến thức GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, bổ sung, chuyển sang nội dung mới. Sau chiến thắng Bạch Đằng năm 938, giành lại được độc lập, Ngô Quyền đã chấm dứt hơn 10 thế ki bị phong kiến phương Bắc đô hộ. Nền độc lập và tự chủ được giữ vững, nhưng vận mệnh đất nước thường xuyên bị lâm nguy bởi các thế lực cát cứ và âm mưu xâm lược của phong kiến phương Bắc, các vua thời Ngô – Đinh – Tiền Lê đã làm gì để chấm dứt cát cứ, củng cố nền độc lập còn non trẻ và chống phong kiến phương Bắc? Đời sống văn hóa – xã hội thời này có gì nổi bật, chúng ta hãy cùng nhau đi tìm hiểu bài nhé! – Viết tên bài, nêu mục tiêu chung của bài và dẫn vào HĐ tiếp theo. |
HĐ 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
1. Những nét chính về thời Ngô |
|
a) Mục tiêu: Giúp HS biết được Ngô Quyền xây dựng nền độc lập nhất là về tổ chức nhà nước. b) Nội dung: GV đặt câu hỏi, HS trả lời câu hỏi của GV. c) Sản phẩm: Câu trả lời đúng của HS. d) Tổ chức thực hiện |
|
HĐ của thầy và trò |
Sản phẩm dự kiến |
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) Yêu cầu HS đọc nội dung mục 1 SGK ? Nêu những việc làm của Ngô Quyền sau chiến thắng Bạch Đằng? + Bỏ chức tiết độ sứ của chính quyền phong kiến phương Bắc + Thiết lập triều đình mới + Quy định lễ nghi trong triều đình và sắc phục của quan lại ? Những việc làm trên của Ngô Quyền có ý nghĩa gì? GV bổ sung: ông muốn xây dựng một quốc gia độc lập, tự chủ, không phụ thuộc vào nước khác. – Gv: Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước triều Ngô? Vai trò của nhà vua ntn? -> đứng đầu triều đình, quyết định mọi công việc chính trị, quân sự, ngoại giao – Gv: Em có nhận xét gì về bộ máy nhà nước và tình hình kinh tế văn hóa thời Ngô? B2: Thực hiện nhiệm vụ GV hướng dẫn HS hoạt động nhóm (nếu cần) HS: – Đọc SGK và làm việc cá nhân – Thảo luận nhóm để hoàn thành nhiệm vụ. B3: Báo cáo, thảo luận GV yêu cầu đại diện nhóm lên trình bày, báo cáo sản phẩm. HS báo cáo sản phẩm (những HS còn lại theo dõi, nhận xét và bổ sung cho bạn) B4: Kết luận, nhận định (GV) Nhận xét thái độ và sản phẩm học tập của HS. Chốt kiến thức và chuyển dẫn sang nội dung sau. |
+ Năm 939, Ngô Quyền lên ngôi vua, chọn Cổ Loa làm kinh đô.
– Ý nghĩa: Chấm dứt sự thống trị của phong kiến phương Bắc, mở ra nền độc lập lâu dài của dân tộc.
– Tổ chức bộ máy nhà nước
– Nhận xét: Đất nước được yên bình, văn hóa được phục hồi tạo điều kiện cho sự phát triển sau này |
………………………………………….
………………………………………….
………………………………………….
Tài liệu có 12 trang, trên đây trình bày tóm tắt 3 trang của Giáo án Lịch sử 7 Cánh diều Bài 13.
Xem thêm các bài giáo án Lịch sử 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Giáo án Bài 12: Vương quốc Lào
Giáo án Bài 13: Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thời Ngô, Đinh, Tiền Lê 939 – 1009
Giáo án Bài 14: Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thời Lý (1009 – 1225)
Giáo án Bài 15: Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược của nhà Lý (1075- 1077)
Giáo án Bài 16: Công cuộc xây dựng đất nước thời Trần ( 1226- 1400)
Để mua Giáo án Lịch sử 7 Cánh diều năm 2023 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ
Mua tài liệu có đáp án, Ấn vào đây