Giải bài tập HĐTN lớp 7 Chủ đề 6: Tập làm chủ gia đình
Tham gia lao động trong gia đình
Hoạt động 1 trang 51 HĐTN lớp 7 Cánh diều: Quản lí đồ dùng cá nhân
– Chia sẻ cách em sắp xếp và quản lí những đồ dùng cá nhân.
– Thảo luận cách quản lí đồ dùng cá nhân hiệu quả.
Gợi ý:
+ Cách sắp xếp, quản lí đồ dùng cá nhân của em đã hợp lí chưa? Vì sao?
+ Điều em cần thay đổi để quản lí đồ dùng cá nhân tốt hơn.
– Trao đổi về ý nghĩa của thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ ở gia đình.
Trả lời:
– Đồ dùng cá nhân em thường để gọn gàng trong phòng của mình, không vứt bừa bãi.
– Sách vở và đồ dùng học tập em để trên giá, quần áo treo ngay ngắn vào tủ, đồ chơi sẽ xếp gọn gàng vào các hộp.
– Hàng ngày em sẽ quét dọn phòng cho gọn gàng sạch sẽ
– Em cảm thấy nơi sinh hoạt của mình khá ngăn nắp và gọn gàng.
Hoạt động 2 trang 51 HĐTN lớp 7 Cánh diều: Thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ ở gia đình
– Chia sẻ những thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ em đã thực hiện ở gia đình
Gợi ý:
– Chỉ ra những việc làm em chưa thường xuyên thực hiện, lí do chưa thực hiện và chia sẻ cách khắc phục.
+ Lau dọn nhà cửa hàng ngày
+ Rửa bát, đĩa sau khi ăn
+ Cất đồ đạc vào đúng vị trí sau khi sử dụng
+ Sắp xếp đồ dùng học tập ngay ngắn, đẹp mắt
+ Sắp xếp tủ quần áo gọn gàng
Trả lời:
+ Hằng ngày em sẽ quét nhà, sắp xếp đồ dùng gọn gàng, ngăn nắp.
+ Vào cuối tuần em làm tổng vệ sinh cho nơi sinh hoạt cá nhân của mình.
– Trao đổi, chia sẻ và xin ý kiến nhận xét của bố mẹ/ người thân.
Hoạt động 3 trang 51 HĐTN lớp 7 Cánh diều: Rèn luyện thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ
– Xây dựng kế hoạch rèn luyện thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ.
Gợi ý:
Những việc rèn luyện
|
Thời gian thực hiện |
Nguyên tắc thực hiện |
Gấp quần áo |
15 phút (từ 18h đến 18h15) |
-Hoàn thành công việc đúng thời gian |
Rửa bát sau khi ăn |
15 phút (từ 19h30 đến 19h45) |
-Thực hiện công việc mỗi ngày -Việc hôm nay không để ngày mai. |
– Thực hiện kế hoạch rèn luyện thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ.
– Chia sẻ kết quả thực hiện rèn luyện thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ ở gia đình.
Trả lời:
– Em xây dựng kế hoạch rèn luyện thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ
Những việc rèn luyện |
Thời gian thực hiện |
Nguyên tắc thực hiện |
Gấp quần áo |
15 phút (từ 18h đến 18h15) |
-Hoàn thành công việc đúng thời gian |
Rửa bát sau khi ăn |
15 phút (từ 19h30 đến 19h45) |
-Thực hiện công việc mỗi ngày -Việc hôm nay không để ngày mai. |
Sắp xếp sách vở |
20 phút (từ 19h45 đến 20h) |
– Sắp xếp sách vở lên giá sách. |
Vệ sinh cá nhân |
15 phút ( từ 20h đến 20h15) |
– Vệ sinh cá nhân sạch sẽ |
– Thực hiện kế hoạch đã đề ra và chia sẻ kết quả đã thực hiện với gia đình: Hoàn thành/ Chưa hoàn thành/ Cần hỗ trợ thêm
Hoạt động 4 trang 52 HĐTN lớp 7 Cánh diều: Tìm hiểu các hoạt động lao động trong gia đình
– Nêu những hoạt động lao động trong gia đình.
Gợi ý:
– Chia sẻ với các bạn:
+ Những hoạt động lao động ở gia đình em;
+ Những người tham gia các hoạt động lao động;
+ Những hoạt động lao động em đã từng tham gia.
Trả lời:
– Em quan sát và chia sẻ những hoạt động lao động của gia đình thường gặp
Tự phục vụ |
Làm việc nhà |
Góp phần phát triển kinh tế gia đình |
Làm vệ sinh cá nhân, gấp quần áo, thu dọn sách vở |
Nấu cơm, quét nhà, lau bàn ghế |
Bán hàng, Trồng cây |
– Chia sẻ với các bạn:
+ Những hoạt động lao động ở gia đình em gồm có tự phục vụ cá nhân, làm việc nhà và những việc góp phần phát triển kinh tế gia đình
+ Những người tham gia các hoạt động lao động là các thành viên trong gia đình.
+ Những hoạt động lao động em đã từng tham gia phù hợp với sức khỏe của bản thân.
Hoạt động 5 trang 52 HĐTN lớp 7 Cánh diều: Trách nghiệm của em trong gia đình
Mỗi khi mẹ nhờ Nam làm việc nhà, Nam đều lấy lí do để từ chối. Nam thường nói rằng: “Con không biết làm, khi nào lớn con sẽ làm mọi việc”.
– Em có đồng ý với cách ứng xử của Nam không “Vì sao”?
– Chia sẻ quan điểm của em về trách nghiệm của bản thân đối với công việc chung trong gia đình.
Trả lời:
– Em không đồng ý với cách ứng xử của Nam, vì ở độ tuổi nào cũng có những công việc phù hợp để giúp đỡ gia đình. Thái độ của Nam là chưa có trách nhiệm và chưa biết giúp đỡ gia đình.
– Em nghĩ bản thân mình cần có trách nhiệm chia sẻ công việc chung với gia đình bằng cách thực hiện những công việc phù hợp với năng lực.
Hoạt động 6 trang 52 HĐTN lớp 7 Cánh diều: Xây dựng và thực hiện kế hoạch lao động trong gia đình
– Gia đình và thực hiện kế hoạch lao động tại gia đình.
STT |
Tên hoạt động lao động |
Công việc cụ thể cần làm |
Thời gian thực hiện |
1 |
Tự phục vụ |
? |
? |
2 |
Làm việc nhà |
? |
? |
3 |
Góp phần phát triển kinh tế gia đình |
? |
? |
– Chia sẻ kết quả thực hiện kế hoạch lao động tại gia đình của em.
Gợi ý sản phẩm chia sẻ: hình ảnh, video, bài viết,…
Trả lời:
STT |
Tên hoạt động lao động |
Công việc cụ thể cần làm |
Thời gian thực hiện |
1 |
Tự phục vụ |
Vệ sinh cá nhân, dọn dẹp bàn học, trang trí góc học tập |
19h đến 19h30 |
2 |
Làm việc nhà |
Quét nhà, tưới rau, lau bàn ghế |
16h40 đến 17h30 |
3 |
Góp phần phát triển kinh tế gia đình |
Chăn gà, trồng rau |
Từ 17h30 đến 17h50 |
– Học sinh sẻ kết quả thực hiện kế hoạch lao động tại gia đình cùng bạn bè, học tập thêm những công việc mới.
Thông điệp trang 52 HĐTN lớp 7 Cánh diều
– Thói quen gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ ở gia đình không chỉ giúp chúng ta có sức khỏe tốt hơn mà còn góp phần tạo nên trạng thái tinh thần tích cực cho mọi người.
– Tham gia các hoạt động lao động phù hợp tại gia đình là thể hiện tình yêu và nghĩa vụ đối với gia đình của mình.
Ứng xử với các thành viên trong gia đình
Hoạt động 1 trang 53 HĐTN lớp 7 Cánh diều: Cách chăm sóc người thân bị mệt, ốm
– Trao đổi về những biểu hiện của người thân khi mệt, ốm.
– Thảo luận về cách chăm sóc của em đối với người thân bị mệt, ốm.
+ Lời nói
+ Nét mặt
+ Cử chỉ
+ Hành động
Trả lời:
– Trao đổi về những biểu hiện của người thân khi mệt, ốm.
– Thảo luận về cách chăm sóc của em đối với người thân bị mệt, ốm.
+ Lời nói: nhẹ nhàng tình cảm
+ Nét mặt: dịu dàng
+ Cử chỉ: cẩn thận
+ Hành động: chu đáo, ân cần
Hoạt động 2 trang 53 HĐTN lớp 7 Cánh diều: Rèn luyện kĩ năng chăm sóc người thân bị mệt, ốm
– Thảo luận, đóng vai xử lí tình huống.
Tình huống 1: Linh vừa đi học về, thấy mẹ đang ngồi trên ghế nghỉ ngơi. Không thấy mẹ hỏi chuyện học tập ở trường như mọi hôm, Linh cất cặp sách rồi đến ngồi bên cạnh mẹ. Linh thấy người mẹ đang rất nóng, mẹ còn bị chóng mặt, đau đầu nữa.
Tình huống 2: Hải có em trai rất hiếu động. Do mải chơi giữa trời nắng, em bị mệt, mặt em đỏ gay, mồ hôi ướt hết quần áo.
– Chia sẻ những điều em học được sau khi đóng vai xử lí các tình huống.
– Thực hiện việc chăm sóc người thân bị ốm, mệt.
Trả lời:
– Học sinh đóng vai thực hiện các tình huống.
– Chia sẻ những điều em học được sau khi đóng vai xử lí tình huống:
+ Tình huống 1: Bạn Linh thực hiện chăm sóc mẹ như lấy nước, đưa mẹ vào phòng ngủ.
+ Tình huống 2: Em cần nhắc em không được tắm, lấy nước và cho em nghỉ ngơi.
– Thực hiện việc chăm sóc người thân bị ốm, mệt tại gia đình. Em thể hiện sự quan tâm và tình cảm yêu thương với mọi người trong gia đình.
Hoạt động 3 trang 54 HĐTN lớp 7 Cánh diều: Lắng nghe tích cực trong gia đình
– Dự đoán về cách ứng xử của Ngọc với bố trong tình huống sau:
– Theo dõi cách ứng xử của Ngọc dưới đây và nêu những biểu hiện của lắng nghe tích cực.
Nghe thấy bố nói vậy, Ngọc nhìn bố bối rối:
– Vâng, chắc bố thấy phòng con nhiều đồ đạc lộn xộn quá phải không ạ?
– Đúng rồi! Bố nghĩ con nên sắp xếp đồ đạc cho gọn gàng, ngăn nắp. Như thế thì em con mới học tập thói quen tốt của chị được.
Dù phải dừng xem chương trình ti vi yêu thích. Ngọc vẫn vui vẻ đi vào phòng dọn dẹp. Một lúc sau. Ngọc chạy nhanh ra khoe bố “Tuyệt quá bố ơi, con đã tìm thấy quyển sách bạn Thanh cho con mượn rồi ạ! Con cảm ơn bố ạ”.
– Chia sẻ cảm xúc của em khi được người thân trong gia đình lắng nghe.
– Thảo luận: Làm thế nào để thể hiện sự lắng nghe tích cực khi tiếp nhận góp ý và chia sẻ của các thành viên trong gia đình?
Gợi ý:
Lắng nghe tích cực
+ Nhìn thẳng vào mắt người nói
+ Thể hiện sự đồng cảm với người nói
+ Có phản hồi phù hợp
+ Tiếp nhận những góp ý
+ Kiểm soát cảm xúc bản thân
Trả lời:
– Dự đoán về cách ứng xử:
Dự đoán 1: Ngọc từ chối dọn phòng và tiếp tục xem ti vi
Dự đoán 2: Ngọc nghe lời bố đi dọn phòng
– Theo dõi cách ứng xử của Ngọc dưới đây và nêu những biểu hiện của lắng nghe tích cực.
Nghe thấy bố nói vậy, Ngọc nhìn bố bối rối:
– Vâng, chắc bố thấy phòng con nhiều đồ đạc lộn xộn quá phải không ạ?
– Đúng rồi! Bố nghĩ con nên sắp xếp đồ đạc cho gọn gàng, ngăn nắp. Như thế thì em con mới học tập thói quen tốt của chị được.
Dù phải dừng xem chương trình ti vi yêu thích. Ngọc vẫn vui vẻ đi vào phòng dọn dẹp. Một lúc sau. Ngọc chạy nhanh ra khoe bố “Tuyệt quá bố ơi, con đã tìm thấy quyển sách bạn Thanh cho con mượn rồi ạ! Con cảm ơn bố ạ”.
– Chia sẻ cảm xúc của em khi được người thân trong gia đình lắng nghe: Vui vẻ, hạnh phúc, cởi mở
– Thảo luận: Làm thế nào để thể hiện sự lắng nghe tích cực khi tiếp nhận góp ý và chia sẻ của các thành viên trong gia đình, em cần nghe những lời góp ý và chia sẻ với thái độ vui vẻ, tích cực không nên cau có hay khó chịu trước những nhận xét của gia đình.
Hoạt động 4 trang 55 HĐTN lớp 7 Cánh diều: Thể hiện sự lắng nghe tích cực trong gia đình
– Đóng vai thể hiện sự lắng nghe tích cực khi tiếp nhận những ý kiến đóng góp, chia sẻ từ các thành viên gia đình.
– Chia sẻ những điều em học được qua các nhân vật em vừa đóng vai.
– Thực hiện lắng nghe tích cực trong các tình huống hằng ngày ở gia đình em.
Trả lời:
– Em thực hành lắng nghe tích cực trong gia đình.
– Chia sẻ những điều em đã học được:
+ Khi là người lớn: Em cần đưa ra ý kiến nhẹ nhàng, tích cực.
+ Khi là các thành viên nhỏ tuổi trong gia đình cần lễ phép, ngoan ngoãn, có thái độ lắng nghe tích cực.
Thông điệp trang 55 HĐTN lớp 7 Cánh diều
– Mỗi chúng ta đều có một gia đình để yêu thương, vun đắp, sự chăm sóc người thân khi họ mệt, ốm là bổn phận của mỗi người.
– Chúng ta cần lắng nghe tích cực khi tiếp nhận ý kiến và sự chia sẻ của các thành viên để hoàn thiện bản thân và phát triển mối quan hệ tốt đẹp trong gia đình.
Chi tiêu hợp lí và tiết kiệm
Hoạt động 1 trang 56 HĐTN lớp 7 Cánh diều: Kiểm soát chi tiêu
– Nếu có một khoản tiền tiết kiệm, em dự kiến chi tiêu như thế nào?
Sắp xếp thứ tự ưu tiên các khoản chi và giải thích lí do.
Trả lời:
– Nếu có một khoản tiết kiệm, em dự kiến sẽ chi tiêu cho những mục đích học tập như mua đồ dùng học tập và sạch vở, tiếp đến là dành tiết kiệm cho các sự kiện đặc biệt và sở thích cá nhân, em có thể dùng một phần tiết kiệm để làm từ thiện.
Hoạt động 2 trang 56 HĐTN lớp 7 Cánh diều: Học cách tiết kiệm tiền
Khánh chia sẻ với các bạn cách tiết kiệm tiền của mình:
+ Liệt kê các khoản chi: mua đồ dùng học tập, mua quà sinh nhật.
+ Cân nhắc trước khi chi tiêu: việc quan trọng, cần thiết mới chi.
+ Để dành từ 1000 đồng đến 5000 đồng cho mỗi tuần, cho vào Hộp tiết kiệm.
– Nhận xét cách tiết kiệm tiền của bạn Khánh trong tình huống trên.
– Nêu cách tiết kiệm tiền của em.
– Thảo luận với bạn về cách tiết kiệm tiền hợp lí và thực hiện.
Trả lời:
– Cách tiết kiệm tiền của bạn Khánh trong tình huống trên là phù hợp và đúng.
– Em cũng thường sử dụng cách tiết kiệm tiền như bạn Khánh.
– Thảo luận với bạn về cách tiết kiệm tiền hợp lí và thực hiện: Chỉ chi tiêu vào những công việc hợp lí, chi tiêu có mục đích và kế hoạch, ghi ra những khoản chi tiêu.
Hoạt động 3 trang 56 HĐTN lớp 7 Cánh diều: Rèn luyện kiểm soát chi tiêu
Thực hành các bước sau để kiểm soát các khoản chi và tiết kiệm tiền:
+ Thống kê các khoản chi mỗi tháng;
+ Đặt hạn mức chi tiêu cho mỗi khoản;
+ Lập kế hoạch chi tiêu;
+ Tiết kiệm trước, chi tiêu sau;
+ Quy tắc “trì hoãn” khi muốn chi tiêu những việc không thiết yếu;
+ Luôn chi tiêu trong phạm vi số tiền mình có.
Trả lời:
– Em thực hành các bước đã liệt kê để kiểm soát khoản chi và tiết kiệm tiền.
Hoạt động 4 trang 57 HĐTN lớp 7 Cánh diều: Lập kế hoạch chi tiêu cho một sự kiện trong gia đình
– Đọc và trao đổi về những việc Lan đã thực hiện để lập kế hoạch tổ chức sinh nhật mẹ.
Hai tháng nữa là đến sinh nhật mẹ, Lan dự định sẽ cùng cả nhà tổ chức một lễ sinh nhật thật vui và ý nghĩa. Nhưng với số tiền hiện có, Lan vẫn còn thiếu một khoản tiền nữa. Lan đã lên kế hoạch chi tiêu cho sự kiện này như sau:
– Nêu những sự kiện cần chi tiêu trong gia đình em và lập kế hoạch chi tiêu cho các sự kiện.
Gợi ý:
+ Sinh nhật
+ Đi thăm người thân ở xa
+ Mừng thọ
+ Chuẩn bị bữa cơm tất niên
– Trao đổi với người thân để hoàn thiện chi tiêu cho các sự kiện và cùng thực hiện.
Trả lời:
– Em lập kế hoạch tổ chức sự kiện cần chi tiêu trong gia đình theo hướng dẫn.
Kế hoạch tổ chức sinh nhật em gái
Thời gian, địa điểm: ngày 26-9 tại nhà.
Dự kiến các khoản chi tiêu: bánh sinh nhật, kẹo, hoa quả, đồ trang trí..
Dự kiến số lượng người tham gia: 8 người
Sự kiến số tiền cần chi: 300,000 đồng
Lên kế hoạch tiết kiệm: Bớt mua quần áo và đồ dùng yêu thích, mỗi ngày tiết kiệm 5000 đồng
– Trao đổi cùng người thân trong gia đình và hoàn thiện chi tiêu.
Thông điệp trang 57 HĐTN lớp 7 Cánh diều
– Chi tiêu hợp lí thể hiện sự quý trọng tiền bạc.
– Lập kế hoạch chi tiêu cho các sự kiện trong gia đình giúp chúng ta sử dụng tiền một cách tiết kiệm và hiệu quả.
Trả lời:
– Em đánh giá bản thân sau chủ đề theo các tiêu chí 01, 02.
– Phát huy những điều tích cực và khắc phục những hạn chế.
– Đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ của chủ đề: Hoàn thành tốt/ Hoàn thành/ Cần cố gắng.
Xem thêm các bài giải SGK Hoạt động trải nghiệm lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Chủ đề 5: Vẻ đẹp đất nước
Chủ đề 6: Tập làm chủ gia đình
Chủ đề 7: Cuộc sống quanh ta
Chủ đề 8: Con đường tương lai
Chủ đề 9: Chào mùa hè