Giải vở bài tập Ngữ Văn lớp 7 Bài 5: Văn bản thông tin
Bài tập 1 trang 112 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1: Đọc mục Định hướng (SGK Ngữ văn 7, tập một, trang 112) và điền nội dung còn thiếu vào chỗ trống trong các câu sau:
Câu 1 trang 112 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1: Viết bài văn thuyết minh về quy tắc, luật lệ của một hoạt động hay trò chơi là…………..
Trả lời:
Viết bài văn thuyết minh về quy tắc, luật lệ của một hoạt động hay trò chơi là giới thiệu những quy định mà các thành viên tham gia hoạt động hay trò chơi ấy cần tôn trọng và tuân thủ.
Câu 2 trang 112 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1: Để viết bài văn thuyết minh về quy tắc, luật lệ của một hoạt động hay trò chơi, các em cần chú ý
……………………………………………………………..
Trả lời:
Để viết bài văn thuyết minh về quy tắc, luật lệ của một hoạt động hay trò chơi, các em cần chú ý:
– Xác định hoạt động hay trò chơi cần thuyết minh.
– Tìm hiểu thông tin về hoạt động hay trò chơi đó ở các nguồn khác nhau; chọn lọc những thông tin quan trọng, tập trung vào các thông tin liên quan đến quy tắc, luật lệ của hoạt động hay trò chơi đã xác định.
– Xác định bố cục của bài văn; lựa chọn trật tự sắp xếp các thông tin chính, chú ý làm nổi bật các thông tin về quy tắc, luật lệ của hoạt động hay trò chơi.
– Xác định hình thức trình bày: chữ viết kèm theo hình vẽ hoặc tranh, ảnh để giới thiệu, minh họa về quy tắc, luật lệ của hoạt động hay trò chơi.
– Trình bày bài văn bằng cách viết tay hoặc thiết kế trên máy vi tính.
Bài tập 2 trang 112, 113, 114 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1: Dựa vào các văn bản đã học (Ca Huế, Hội thi thổi cơm, Những nét đặc sắc trên “đất vật” Bắc Giang), hãy viết bài văn thuyết minh về một số quy tắc, luật lệ cho một trong các hoạt động hay trò chơi đã được giới thiệu hoặc các hoạt động hay trò chơi tương tự ở địa phương em.
Câu 1 trang 112 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1: Để triển khai đề bài trên, em phải chuẩn bị những gì?
Trả lời:
– Xác định hoạt động hay trò chơi được em thuyết minh về quy tắc, luật lệ.
– Xem lại văn bản đọc hiểu về các hoạt động hay trò chơi đó.
– Tìm hiểu thêm thông tin và thu thập tranh, ảnh về hoạt động hay trò chơi mà em định viết bài văn thuyết minh.
Câu 2 trang 113 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1: Tìm ý và lập dàn ý cho bài văn triển khai đề bài trên.
a) Tìm ý: Em sẽ nêu các câu hỏi tìm ý như thế nào?
Ví dụ: – Đó là hoạt động hay trò chơi gì? Diễn ra ở đâu?
– ………………………………………
b) Lập dàn ý: Em sẽ nêu các ý lớn nào trong mỗi phần của bài viết? (Chú ý: chỉ nêu ý, chưa viết thành văn)
– Mở bài:
………………………………………
– Thân bài:
………………………………………
– Kết bài:
………………………………………
Trả lời:
a) Tìm ý: Em sẽ nêu các câu hỏi tìm ý như thế nào?
– Đó là hoạt động hay trò chơi gì? Diễn ra ở đâu?
– Mục đích của hoạt động hay trò chơi ấy là gì? Đối tượng tham gia là ai?
– Trình tự tiến hành hoạt động hay trò chơi ấy như thế nào?
– Có những quy định gì về hoạt động hay trò chơi ấy?
– Giá trị và ý nghĩa của hoạt động hay trò chơi ấy là gì?
b) Lập dàn ý: Em sẽ nêu các ý lớn nào trong mỗi phần của bài viết? (Chú ý: chỉ nêu ý, chưa viết thành văn)
– Mở bài: Giới thiệu hoạt động hay trò chơi.
– Thân bài: Giới thiệu chi tiết các quy tắc, luật lệ của hoạt động hay trò chơi theo một trật tự nhất định.
+ Môi trường diễn xướng
+ Số lượng ca sĩ, nhạc công, người nghe và các nhạc cụ
+ Phong cách biểu diễn
– Kết bài: Nêu giá trị và ý nghĩa của hoạt động hay trò chơi.
Câu 3 trang 114 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1: Từ dàn ý trên, em hãy viết thành bài văn hoàn chỉnh. Có thể trình bày bài văn theo cách truyền thống hoặc đồ họa thông tin.
Trả lời:
Lễ hội Chọi trâu Đồ Sơn là lễ hội truyền thống của người dân quận Đồ Sơn – TP Hải Phòng, được tổ chức chính thức vào 9/8 âm lịch hàng năm, trước đó còn có hai cuộc đấu loại vào trung tuần tháng 5 và 8/6 âm lịch. Đây là một ngày hội gắn với tục thờ cúng thuỷ thần và tục hiến sinh thể hiện tinh thần thượng võ của người dân miền biển, Hải Phòng.
Lễ hội chọi trâu cũng như nhiều lễ hội khác có hai phần, phần lễ và phần hội đan xen. Từ ngày mùng một đầu tháng, các vị cao niên trong làng đã ra làm lễ tế thần Điểm Tước ở đình Tổng. Lúc này, các làng có trâu chọi đều phải ra làm lễ. Sau đó là lễ rước nước.Lọ nước thần mỗi năm thay một lần được từng làng mang về đình riêng. Tại đình làng, các chủ trâu được cho trâu ra làm lễ Thành Hoàng. Sau khi làm lễ thần, trâu chọi đã chính thức được gọi là “Ông trâu”, là biểu tượng của tâm linh, là niềm tin, và là ước vọng của người dân nơi đây. Sáng ngày chính hội, 9/8 âm lịch, dân cư trong phường đều kéo ra đình. Từ đây, lễ rước các “Ông trâu” ra sới đấu với kiệu bát cống, long đình bát biểu, cờ thần bay phấp phới, rộn rã trong tiếng nhạc bát âm.
Phần hội diễn ra vào chính hội với nhiều hoạt động mang đậm bản sắc dân tộc. Điệu múa khai hội được 24 tráng niên của làng chia thành hai hàng trình diễn vừa uyển chuyển, vừa mạnh mẽ, màu sắc biến hoá linh hoạt và huyền ảo trong những âm thanh của trống, thanh la. Theo cách nói của các lão làng, tiếng trống, tiếng thanh la có tác dụng tạo không khí trong sân bãi thúc giục các “ông trâu” thi đấu thêm phần quyết liệt. Với màn múa cờ, những lá cờ vung lên quật xuống mạnh mẽ, dứt khoát, nhịp nhàng, có lúc đan chéo vào nhau như hai đội quân đang giao chiến, thể hiện sự dũng cảm của con người chống chọi với biển khơi. Sau khi đã phân thắng bại, cảnh “Thu trâu” cũng diễn ra vô cùng hấp dẫn bắt bằng được con thắng để phải thi đấu xếp loại, phân ngôi nhất nhì.. Theo quan niệm cổ xưa, nếu trâu làng nào thắng trận trong lễ hội, năm ấy cả làng sẽ gặp nhiều may mắn, mưa thuận gió hoà, mọi người bình yên trong suốt hành trình đi biển.
Lễ hội chọi trâu mang đậm nét văn hoá tâm linh của người dân miền biển, góp phần tạo nên phong cách rất riêng cho một vùng duyên hải.