Chỉ 80k mua trọn bộ Đề thi học kì 2 Khoa học tự nhiên 6 Cánh diều bản word có lời giải chi tiết:
B1: –
B2: – nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Đề thi Học kì 2 Khoa học tự nhiên lớp 6 năm 2024 có đáp án (3 đề) – Cánh diều – Đề 1
Phòng Giáo dục và Đào tạo
Đề thi Học kì 2 – Cánh diều
Năm học 2023 – 2024
Bài thi môn: Khoa học tự nhiên lớp 6
Thời gian làm bài: 45 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 1)
(Thí sinh không được sử dụng tài liệu)
Câu 1: Loại thực vật nào dưới đây có chứa chất độc gây hại đến sức khỏe của con người?
A. Cây trúc đào.
B. Cây tam thất.
C. Cây gọng vó.
D. Cây giảo cổ lam.
Câu 2: Vì sao ở vùng đồi núi nơi có rừng sẽ ít xảy ra sạt lở, xói mòn đất?
A. Vì đất ở khu vực đó là đất sét nên không bị xói mòn
B. Vì các tán cây, rễ cây giảm lực chảy của dòng nước, rễ cây giữ đất.
C. Vì lượng mưa ở khu vực đó thấp hơn lượng mưa ở khu vực khác.
D. Vì nước sẽ bị hấp thu hết trở thành nước ngầm khiến tốc độ dòng chảy giảm.
Câu 3: Trong các vai trò sau, thực vật có vai trò như thế nào đối với đời sống con người?
A. Cung cấp nơi ở và nơi sinh sản.
B. Cung cấp nguồn nguyên liệu cho các ngành chế biến công nghiệp.
C. Cân bằng khí oxygen và carbon dioxide trong khí quyển.
D. Điều hòa khí hậu.
Câu 4: Thực vật góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường bằng cách
A. giảm bụi và khí độc, tăng hàm lượng CO2.
B. giảm bụi và khí độc, giảm hàm lượng O2.
C. giảm bụi và khí độc, cân bằng hàm lượng CO2 và O2.
D. giảm bụi và sinh vật gây bệnh, tăng hàm lượng CO2.
Câu 5: Có thể dựa vào đặc điểm nào sau đây để phân biệt nhóm Động vật không xương sống và Động vật có xương sống?
A. Bộ xương ngoài.
B. Lớp vỏ.
C. Xương cột sống.
D. Vỏ calium.
Câu 6: Thuỷ tức là đại diện của nhóm động vật nào sau đây?
A. Ruột khoang.
B. Giun.
C. Thân mềm.
D. Chân khớp.
Câu 7: Cá heo trong hình bên là đại diện của nhóm động vật nào sau đây?
A. Cá.
B. Thú.
C. Lưỡng cư.
D. Bò sát.
Câu 8: Trong các sinh cảnh sau, sinh cảnh nào có đa dạng sinh học lớn nhất?
A. Hoang mạc.
B. Rừng ôn đới.
C. Rừng mưa nhiệt đới.
D. Đài nguyên.
Câu 9: Động vật nào sau đây không nằm trong Sách Đỏ Việt Nam?
A. Cá heo.
B. Sóc đen Côn Đảo.
C. Rân lục mũi hếch.
D. Gà lôi lam đuôi trắng.
Câu 10: Biện pháp nào sau đây không phải là bảo vệ đa dạng sinh học?
A. Nghiêm cấm phá rừng để bảo vệ môi trường sống của các loài sinh vật.
B. Cấm săn bắt, buôn bán, sử dụng trái phép các loài động vật hoang dã.
C. Tuyên truyền, giáo dục rộng rãi trong nhân dân để mọi người tham gia bảo vệ rừng.
D. Dừng hết mọi hoạt động khai thác động vật, thực vật của con người.
Câu 11: Trong những dạng năng lượng sau thì dạng nào là năng lượng tái tạo?
A. Năng lượng Mặt Trời.
B. Năng lượng từ dầu mỏ.
C. Năng lượng thủy triều.
D. Cả A và C.
Câu 12: Cho các nguồn năng lượng: khí tự nhiên, địa nhiệt, năng lượng Mặt Trời, sóng, thủy điện, dầu mỏ, gió, than đá. Có bao nhiêu trong số các nguồn năng lượng này là nguồn năng lượng không tái tạo?
A. 3. B. 4. C. 5. D. 6.
Câu 13: Vì sao chúng ta quan sát được Mặt Trăng gần như di chuyển ngang qua bầu trời?
A. Trái Đất đứng yên, Mặt Trăng chuyển động xung quanh Trái Đất và tự quay xung quanh nó.
B. Trái Đất đứng yên, Mặt Trăng chuyển động xung quanh Mặt Trời và tự quay xung quanh nó.
C. Mặt Trời và Mặt Trăng chuyển động xung quanh Trái Đất và tự quay xung quanh nó.
D. Trái Đất chuyển động xung quanh Mặt Trời, Mặt Trăng chuyển động xung quanh Trái Đất và tự quay xung quanh nó.
Câu 14: Sao chổi là loại thiên thể chuyển động quanh Mặt Trời theo những quỹ đạo
A. thẳng
B. rất dẹt
C. cong
D. tròn
Câu 15: Nguyên nhân nào dẫn đến sự luân phiên ngày và đêm?
A. Mặt Trời chuyển động xung quanh Trái Đất.
B. Mây che Mặt Trời trên bầu trời.
C. Sự luân phiên Mặt Trời mọc và lặn.
D. Núi cao che khuất Mặt Trời.
Câu 16: Hành tinh nào gần Mặt Trời nhất?
A. Thủy tinh
B. Hải Vương tinh
C. Thiên Vương tinh
D. Hỏa tinh
Câu 17: Với các hành tinh sau của hệ Mặt Trời: Kim tinh, Mộc tinh, Hỏa tinh, Hải Vương tinh, Thiên Vương tinh. Hành tinh nào có chu kì chuyển động quanh Mặt Trời lớn nhất?
A. Kim tinh
B. Mộc tinh
C. Hải Vương tinh
D. Thiên Vương tinh
Câu 18: Nói về hiện tượng mọc và lặn hàng ngày của Mặt Trời, em hãy cho biết nhận định nào sau đây là đúng?
Mặt trời mọc ở
A. hướng tây lúc sáng sớm.
B. hướng đông lúc sáng sớm.
C. hướng bắc lúc sáng sớm.
D. hướng nam lúc sáng sớm.
Câu 19: Trên Trái Đất, chúng ta nhìn thấy Mặt Trời mọc và lặn hằng ngày là do chuyển động quay xung quanh trục của Trái Đất. Em hãy cho biết về thời gian Trái Đất quay hết một vòng xung quanh trục là
A. một tháng.
B. một năm.
C. một tuần.
D. một ngày đêm.
Câu 20: Trong các nhận định nào sau đây, phát biểu nào là đúng (Đ), phát biểu nào là sai (S)?
STT |
Nhận định |
Đ |
S |
1 |
Trái Đất tự quay quanh trục của nó hết một ngày đêm và quay quanh Mặt Trời hết thời gian khoảng một năm. |
|
|
2 |
Trái Đất quay xung quanh trục của nó từ phía đông sang phía tây cho nên chúng ta nhìn thấy Mặt Trời mọc và lặn hằng ngày. |
|
|
3 |
Trái Đất quay xung quanh trục của nó từ phía đông sang phía tây cho nên chúng ta nhìn thấy Mặt Trời mọc và lặn hằng ngày. |
|
|
4 |
Mặt Trời mọc lên ở phía đông vào lúc sáng sớm, lên cao dần và lặn ở phía tây lúc chiều tối. |
|
|
Câu 21: Hành tinh nào xếp thứ tư kể từ Mặt Trời?
A. Trái Đất.
B. Thủy Tinh.
C. Kim Tinh.
D. Hỏa Tinh.
Câu 22: Em hãy ghép một ô chữ ở cột A với một ô chữ ở cột B để được những phát biểu đúng.
Cột A |
|
Cột B |
1. Ngân Hà |
|
A. là một phần rất nhỏ của Ngân Hà. |
2. Mặt Trời |
|
B. là một trong những hành tinh thuộc hệ Mặt Trời. |
3. Hệ Mặt Trời |
|
C. là hành tinh xa Mặt Trời nhất. |
4. Mộc Tinh |
|
D. là Thiên hà chứa hệ Mặt Trời. |
5. Hải Vương Tinh |
|
E. là một ngôi sao |
Câu 23: Các hình dạng nhìn thấy khác nhau của Mặt Trăng được thay đổi lần lượt từ ngày nay sang ngày khác. Từ ngày không trăng này đến ngày không trăng kế tiếp được gọi là Tuần trăng. Em hãy cho biết thời gian gần đúng của Tuần trăng?
A. 1 năm.
B. 7 ngày.
C. 29 ngày.
D. 1 ngày.
Câu 24: Trong các lực em đã học, lực nào gây ra chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời?
A. Lực đẩy
B. Lực hấp dẫn
C. Lực ma sát
D. Lực kéo
Câu 25: Tại tỉnh Ninh Thuận, người ta sử dụng các tuabin gió hoạt động để sản xuất điện. Năng lượng cung cấp cho tuabin gió là
A. năng lượng ánh sáng từ Mặt Trời.
B. năng lượng của gió.
C. năng lượng của sóng biển.
D. năng lượng của dòng nước.
Câu 26: Sau khoảng thời gian bao lâu thì ngày và đêm sẽ lặp lại?
A. Khoảng 6 giờ
B. Khoảng 12 giờ
C. Khoảng 24 giờ
D. Khoảng 36 giờ
Câu 27: Mặt Trời là một ngôi sao trong Ngân Hà. Chúng ta thấy Mặt Trời to và sáng hơn rất nhiều so với các ngôi sao khác trên bầu trời. Điều này là do
A. Mặt Trời là ngôi sao sáng nhất của Ngân Hà.
B. Mặt Trời là ngôi sao gần Trái Đất nhất.
C. Mặt Trời là ngôi sao to nhất trong Ngân Hà.
D. Mặt Trời là ngôi sao to nhất và sáng nhất trong Ngân Hà.
Câu 28: Ánh sáng từ Mặt Trăng mà ta nhìn thấy được có từ đâu?
A. Mặt Trăng tự phát ra ánh sáng.
B. Mặt Trăng phản xạ ánh sáng Mặt Trời.
C. Mặt Trăng phản xạ ánh sáng Thiên Hà.
D. Mặt Trăng phản xạ ánh sáng Ngân Hà.
Câu 29: Quan sát hình và cho biết, tên gọi tương ứng với pha của Mặt Trăng?
A. Trăng khuyết đầu tháng
B. Trăng khuyết cuối tháng
C. Trăng lưỡi liềm
D. Trăng bán nguyệt
Câu 30: Vì sao chúng ta quan sát được nhiều hình dạng khác nhau của Mặt Trăng từ Trái Đất?
A. Mặt Trăng có thể thay đổi hình dạng.
B. Trái Đất quay quanh Mặt Trăng.
C. Mặt Trăng quay quanh Trái Đất và sự thay đổi vị trí giữa Mặt Trăng, Trái Đất.
D. Mặt Trăng quay quanh Trái Đất và sự thay đổi vị trí giữa Mặt Trăng, Mặt Trời, Trái Đất.
———— HẾT ————
Đáp án và hướng dẫn giải đề 001
Câu 1:
Đáp án A
Nhựa cây trúc đào có chứa chất glucoside. Khi chất này đi vào cơ thể sẽ gây ra các triệu chứng như nôn, người mệt lả, nhức đầu, chóng mặt, đau bụng, cso thể gây ra trụy tim, tụt huyết áp, hôn mê, rối loạn nhịp tim.
Câu 2:
Đáp án B
Ở vùng đồi núi nơi có rừng sẽ ít xảy ra sạt lở, xói mòn đất vì các tán cây, rễ cây giảm lực chảy của dòng nước; rễ cây giữ đất. Bởi vậy, trồng rừng đặc biệt là rừng đầu nguồn là một trong những biện pháp chống sạt lở, xói mòn đất.
Câu 3:
Đáp án B
A. Sai. Cung cấp nơi ở và nơi sinh sản là vai trò của thực vật đối với động vật.
B. Đúng. Cung cấp nguồn nguyên liệu cho các ngành chế biến công nghiệp là một trong những vai trò của thực vật đối với con người.
C. Sai. Cân bằng khí oxygen và carbon dioxide trong khí quyển là vai trò của thực vật đối với môi trường.
D. Sai. Điều hòa khí hậu là vai trò của thực vật đối với môi trường.
Câu 4:
Đáp án C
Thực vật góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường bằng cách:
– Lá cây hứng bụi → làm giảm lượng bụi trong không khí.
– Một số loài cây có khả năng hấp thụ khí độc như cây thiên mộc lan, cây ngũ gia bì, cây dương xỉ,…
– Thực vật giúp cân bằng khí oxygen và carbon dioxide trong khí quyển: Cây xanh có khả năng hấp thụ một lượng lớn khí carbon dioxide để thực hiện quá trình quang hợp, tổng hợp nên chất hữu cơ và giải phóng khí oxygen ra môi trường.
Câu 5:
Đáp án C
Dựa vào đặc điểm có xuất hiện xương cột sống hay không mà động vật được phân biệt thành 2 nhóm: Động vật không xương sống và Động vật có xương sống.
Câu 6:
Đáp án A
Thủy tức là đại diện của Ruột khoang sống ở nước ngọt. Chúng thường bám vào cây thủy sinh (như rong đuôi chó, tóc tiên, bèo tấm, rau muống,…) trong các giếng, ao, hồ.
Câu 7:
Đáp án B
Cá heo thuộc lớp Thú vì chúng hô hấp bằng phổi, có vú, đẻ con và nuôi con bằng sữa mẹ.
Câu 8:
Đáp án C
– Trong các sinh cảnh, sinh cảnh có đa dạng sinh học lớn nhất là rừng mưa nhiệt đới. Rừng mưa nhiệt đới có khí hậu (nhiệt độ, độ ẩm,…) phù hợp nên có nhiều sinh vật thích nghi.
– Các sinh cảnh còn lại gồm hoang mạc, rừng ôn đới, đài nguyên,… thường có khí hậu khắc nghiệt (quá nóng, quá lạnh, độ ẩm thấp,…) nên ít có sinh vật thích nghi được → Độ đa dạng sinh học ở các sinh cảnh này thấp hơn.
Câu 9:
Đáp án A
Cá heo không nằm trong Sách Đỏ Việt Nam. Tuy nhiên, chúng ta cũng không thể săn bắt hay nuôi nhốt trái phép cá heo.
Câu 10:
Đáp án D
Dừng hết mọi hoạt động khai thác động vật, thực vật của con người không phải là biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học vì thực vật và động vật là nguồn tài nguyên phong phú phục vụ các nhu cầu sống của con người nên việc dừng mọi khai thác là không khả thi. Do đó, thay vì dừng hết mọi hoạt động khai thác động vật, thực vật của con người thì nên quy hoạch các hoạt động khai thác sao cho vừa đáp ứng nhu cầu sử dụng vừa đảm bảo đa dạng sinh học.
Câu 11:
Đáp án D
A – năng lượng tái tạo
B – năng lượng không tái tạo
C – năng lượng tái tạo
Câu 12:
Đáp án A
Các nguồn năng lượng không tái tạo là:
– khí tự nhiên
– dầu mỏ
– than đá
Câu 13:
Đáp án D
Chúng ta quan sát được Mặt Trăng gần như di chuyển ngang qua bầu trời vì Trái Đất chuyển động xung quanh Mặt Trời, Mặt Trăng chuyển động xung quanh Trái Đất và tự quay xung quanh nó.
Câu 14:
Đáp án B
Sao chổi là loại thiên thể chuyển động quanh Mặt Trời theo những quỹ đạo rất dẹt.
Câu 15:
Đáp án C
Nguyên nhân dẫn đến sự luân phiên ngày và đêm là do sự mọc và lặn của Mặt Trời.
Câu 16:
Đáp án A
Hành tinh gần Mặt Trời nhất là Thủy tinh.
Câu 17:
Đáp án C
Hải Vương tinh ở xa Mặt Trời nhất nên có chu kì chuyển động quanh Mặt Trời lớn nhất.
Câu 18:
Đáp án B
Nói về hiện tượng mọc và lặn hàng ngày của Mặt Trời, Mặt Trời mọc ở hướng đông. Vậy, hướng đông lúc sáng sớm.
Câu 19:
Đáp án D
Thời gian Trái Đất quay hết một vòng quanh trục là 24 giờ tương ứng với một ngày đêm.
Thời gian Trái Đất quay hết một vòng quanh Mặt Trời là một năm tương ứng với 365 ngày.
Câu 20:
STT |
Nhận định |
Đ |
S |
1 |
Trái Đất tự quay quanh trục của nó hết một ngày đêm và quay quanh Mặt Trời hết thời gian khoảng một năm. |
Đ |
|
2 |
Trái Đất quay xung quanh trục của nó từ phía đông sang phía tây cho nên chúng ta nhìn thấy Mặt Trời mọc và lặn hằng ngày. |
|
S |
3 |
Trái Đất quay xung quanh trục của nó từ phía đông sang phía tây cho nên chúng ta nhìn thấy Mặt Trời mọc và lặn hằng ngày. |
|
S |
4 |
Mặt Trời mọc lên ở phía đông vào lúc sáng sớm, lên cao dần và lặn ở phía tây lúc chiều tối. |
Đ |
|
Giải thích
2. Trái Đất quay xung quanh trục của nó từ phía tây sang phía đông cho nên chúng ta nhìn thấy Mặt Trời mọc ở phía đông và lặn ở phía tây hằng ngày.
3. Trái Đất quay xung quanh trục của nó từ phía tây sang phía đông cho nên chúng ta nhìn thấy Mặt Trời mọc và lặn hằng ngày.
Câu 21:
Đáp án D
Trái Đất ở vị trí thứ ba theo thứ tự xa dần Mặt Trời.
Câu 22:
1 – D
Ngân Hà là Thiên Hà chứa hệ Mặt Trời.
2 – E
Mặt Trời là một ngôi sao.
3 – A
Hệ Mặt Trời là một phần rất nhỏ của Ngân Hà.
4 – B
Mộc Tinh là một trong những hành tinh thuộc hệ Mặt Trời.
5 – C
Hải Vương Tinh là hành tinh xa Mặt Trời nhất.
Câu 23:
Đáp án C
Từ ngày không trăng này đến ngày không trăng kế tiếp được gọi là Tuần trăng. Thời gian gần đúng của Tuần trăng là 29 ngày.
Câu 24:
Đáp án B
Lực gây ra chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời là lực hấp dẫn.
Câu 25:
Đáp án B
Người ta sử dụng các tuabin gió hoạt động để sản xuất điện => năng lượng cung cấp cho tuabin gió là năng lượng của gió.
Câu 26:
Đáp án C
Một ngày trôi qua hết 24 giờ => Sau khoảng thời gian 24h thì ngày và đêm sẽ lặp lại.
Câu 27:
Đáp án B
Mặt Trời là một ngôi sao trong Ngân Hà. Chúng ta thấy Mặt Trời to và sáng hơn rất nhiều so với các ngôi sao khác trên bầu trời. Điều này là do Mặt Trời là ngôi sao gần Trái Đất nhất.
Câu 28:
Đáp án B
Mặt Trăng không tự phát ra được ánh sáng mà nó nhận ánh sáng từ Mặt Trời chiếu tới và phản xạ lại ánh sáng đó xuống Trái Đất.
Câu 29:
Đáp án A
Quan sát hình ảnh ta thấy, Mặt Trăng sáng ở phía bên phải và sẽ tăng dần diện tích mặt sáng => đó là hình ảnh Trăng khuyết đầu tháng.
Câu 30:
Đáp án D
Chúng ta quan sát được nhiều hình dạng khác nhau của Mặt Trăng từ Trái Đất vì Mặt Trăng quay quanh Trái Đất và sự thay đổi vị trí giữa Mặt Trăng, Mặt Trời, Trái Đất.
Đề thi Học kì 2 Khoa học tự nhiên lớp 6 năm 2024 có đáp án (3 đề) – Cánh diều – Đề 2
Phòng Giáo dục và Đào tạo
Đề thi Học kì 2 – Cánh diều
Năm học 2023 – 2024
Bài thi môn: Khoa học tự nhiên lớp 6
Thời gian làm bài: 45 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 2)
(Thí sinh không được sử dụng tài liệu)
Câu 1: Nguyên tắc sử dụng thuốc kháng sinh cho người nhiễm vi khuẩn:
(1) Chỉ sử dụng kháng sinh khi thật sự bị bệnh nhiễm khuẩn.
(2) Cần lựa chọn đúng loại kháng sinh và có sự hiểu biết về thể trạng người bệnh.
(3) Dùng kháng sinh đúng liều, đúng cách.
(4) Dùng kháng sinh đủ thời gian.
(5) Dùng kháng sinh cho mọi trường hợp nhiễm vi khuẩn.
Lựa chọn đáp án đầy đủ nhất là
A. (1), (2), (3), (4), (5).
B. (1), (2), (5).
C. (2), (3), (4), (5).
D. (1), (2), (3), (4).
Câu 2: Bước nhuộm xanh methylene khi làm tiêu bản quan sát vi khuẩn trong nước dưa muối, cà muối có ý nghĩa là
A. vi khuẩn bắt màu thuốc nhuộm dễ quan sát.
B. làm tăng số lượng vi khuẩn trong nước dưa muối, cà muối.
C. phóng to các tế bào vi khuẩn để quan sát.
D. làm tiêu diệt các sinh vật khác trong nước dưa muối, cà muối.
Câu 3: Nguyên sinh vật là nhóm sinh vật
A. có cấu tạo tế bào nhân thực, đa số có kích thước hiển vi.
B. có cấu tạo tế bào nhân sơ, đa số có kích thước hiển vi.
C. chưa có cấu tạo tế bào, đa số có kích thước hiển vi.
D. có cấu tạo tế bào nhân thực, kích thước lớn.
Câu 4: Bào tử đảm là cơ quan sinh sản của loại nấm nào sau đây?
A. Nấm hương.
B. Nấm bụng dê.
C. Nấm mốc.
D. Nấm men.
Câu 5: Quá trình chế biến rượu vang cần sinh vật nào sau đây là chủ yếu?
A. Nấm men.
B. Vi khuẩn.
C. Nguyên sinh vật,
D. Virus.
Câu 6: Cây rêu thường mọc ở nơi có điều kiện như thế nào?
A. Nơi khô ráo.
B. Nơi thoáng đãng.
C. Nơi ẩm ướt.
D. Nơi nhiều ánh sáng.
Câu 7: Sự khác nhau giữa tảo và dương xỉ là
A. tảo thì có ở dạng đơn bào hoặc đa bào, còn dương xỉ chỉ có ở dạng đa bào.
B. tảo thì có ở dạng đơn bào, còn dương xỉ chỉ có ở dạng đơn bào hoặc đa bào.
C. tảo chỉ có dạng đa bào, dương xỉ chỉ có dạng đơn bào.
D. tảo chỉ có dạng đơn bào, dương xỉ chỉ có dạng đa bào.
Câu 8: Nhóm thực vật nào dưới đây có đặc điểm có mạch, không noãn, không hoa?
A. Rêu.
B. Dương xỉ.
C. Hạt kín.
D. Hạt trần.
Câu 9: Cơ quan sinh sản của ngành Hạt trần được gọi là
A. bào tử.
B. nón.
C. hoa.
D. rễ.
Câu 10: Đại diện nào dưới đây không thuộc ngành Hạt kín?
A. Bèo tấm.
C. Rau bợ.
B. Nong tằm.
D. Rau sam.
Câu 11: Hiện tượng ban đêm trên Trái Đất, khi quan sát từ Trái Đất xuất hiện khi nào?
A. Khi Mặt Trời mọc.
B. Khi Mặt Trời lặn.
C. Khi ta đứng trên núi.
D. Khi quan sát thấy hoàng hôn.
Câu 12: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống sau sao cho thích hợp nhất:
“ Khi Mặt Trăng di chuyển xung quanh Trái Đất, hình dạng của mặt Trăng thay đổi bởi vì chúng ta nhìn thấy nó từ ….”.
A. các góc khác nhau
B. cùng một phía
C. cùng một hướng
D. một vị trí xác định
Câu 13: Kính thiên văn là dụng cụ dùng để ngắm vật nào sau đây?
A. Mặt Trời mọc.
B. Mặt Trăng.
C. Mây.
D. Các thiên thể trên bầu trời.
Câu 14: Mặt Trăng là vệ tinh tự nhiên duy nhất của hành tinh nào?
A. Thủy tinh.
B. Kim tinh.
C. Trái Đất.
D. Thiên Vương tinh.
Câu 15: Trong những dạng năng lượng sau đây, dạng nào không phải là dạng năng lượng tái tạo?
A. Năng lượng địa nhiệt
B. Năng lượng từ than đá
C. Năng lượng sinh khối
D. Năng lượng từ gió
Câu 16: Khoảng thời gian giữa ngày không trăng và ngày trăng tròn cách nhau bao nhiêu tuần?
A. 2 tuần.
B. 3 tuần.
C. 4 tuần.
D. 1 tuần.
Câu 17: Quỹ đạo chuyển động của các hành tinh xung quanh Mặt Trời có dạng:
A. tròn
B. elip
C. không xác định
D. tất cả đều đúng
Câu 18: Ánh sáng từ các hành tinh mà ta nhìn thấy được có từ đâu?
A. Hành tinh tự phát ra ánh sáng.
B. Hành tinh phản xạ ánh sáng Mặt Trời.
C. Hành tinh phản xạ ánh sáng Thiên Hà.
D. Hành tinh phản xạ ánh sáng Ngân Hà.
Câu 19: Hành tinh nào xa Mặt Trời nhất?
A. Thủy tinh.
B. Hải Vương tinh.
C. Thiên Vương tinh.
D. Hỏa tinh.
Câu 20: Bàn là (bàn ủi) khi hoạt động đã có sự chuyển hóa từ
A. điện năng chủ yếu sang động năng.
B. điện năng chủ yếu sang nhiệt năng.
C. nhiệt năng chủ yếu sang động năng.
D. nhiệt năng chủ yếu sang quang năng.
Câu 21: Một thiên thạch bay tiến vào bầu khí quyển của Trái Đất, bị ma sát mạnh đến nóng sáng và bốc cháy, để lại một vết sáng dài. Vết sáng này được gọi là
A. sao đôi.
B. sao chổi.
C. sao băng.
D. sao siêu mới.
Câu 22: Quan sát hình và cho biết, tên gọi tương ứng với pha của Mặt Trăng?
A. Trăng khuyết đầu tháng
B. Trăng khuyết cuối tháng
C. Trăng bán nguyệt đầu tháng
D. Trăng bán nguyệt cuối tháng
Câu 23: Trong những dạng năng lượng sau thì dạng nào không phải là năng lượng tái tạo?
A. Năng lượng Mặt Trời
B. Năng lượng từ dầu mỏ
C. Năng lượng thủy triều
D. Năng lượng sóng biển
Câu 24: Trong những dạng năng lượng sau đây, dạng năng lượng nào là năng lượng tái tạo?
A. Năng lượng gió
B. Năng lượng từ than đá
C. Năng lượng từ khí tự nhiên
D. Năng lượng từ dầu mỏ
Câu 25: Với các hành tinh sau của hệ Mặt Trời: Kim tinh, Mộc tinh, Hỏa tinh, Hải Vương tinh, Thiên Vương tinh. Hành tinh nào có chu kì chuyển động quanh Mặt Trời nhỏ nhất?
A. Kim tinh.
B. Thủy tinh.
C. Hải Vương tinh.
D. Thiên Vương tinh.
Câu 26: Trong các nguồn năng lượng dưới đây, nguồn năng lượng nào tái tạo được?
A. Dầu và than đá
B. Dầu và thủy triều
C. Thủy triều và địa nhiệt
D. thủy triều và xăng
Câu 27: Chúng ta nhìn thấy Mặt Trăng tròn vì:
A. Mặt Trời chiếu sáng Mặt Trăng và mặt tối của Mặt Trăng quay về phía Trái Đất.
B. Mặt Trăng phản xạ ánh sáng Mặt Trời.
C. Ánh sáng phản xạ từ Mặt Trăng không chiếu tới Trái Đất.
D. Mặt Trời chiếu sáng một nửa Mặt Trăng và mặt được chiếu sáng đó quay về phía Trái Đất.
Câu 28: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Các hành tinh quay quanh Mặt Trời theo các chiều khác nhau.
B. Các hành tinh quay quanh Mặt Trời theo cùng một chiều.
C. Nhìn từ trên cực Bắc Mặt trời, các hành tinh chuyển động quanh Mặt Trời theo chiều ngược chiều kim đồng hồ,
D. Trái Đất tự quay quanh trục từ hướng Đông sang hướng Tây.
Câu 29: Ta thường thấy Mặt Trời khi nào?
A. Ban ngày.
B. Ban đêm.
C. Giữa trưa.
D. Nửa đêm.
Câu 30: Mặt Trăng quay quanh Trái đất hết một vòng vào khoảng thời gian?
A. 1 tuần.
B. 2 tuần.
C. 3 tuần.
D. một tháng.
———— HẾT ————
Đáp án và hướng dẫn giải đề 002
1. D |
2. A |
3. A |
4. A |
5. A |
6. C |
7. A |
8. B |
9. B |
10. C |
11. B |
12. A |
13. D |
14. C |
15. B |
16. C |
17. B |
18. B |
19. B |
20. B |
21. C |
22. D |
23. B |
24. A |
25. B |
26. C |
27. D |
28. A |
29. A |
30. D |
Câu 1:
Đáp án D
– Thuốc kháng sinh dùng để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn. Khi sử dụng thuốc kháng sinh cần đảm bảo các nguyên tắc sau để tránh hiện tượng kháng thuốc và đảm bảo tính hiệu quả của thuốc:
(1) Chỉ sử dụng kháng sinh khi thật sự bị bệnh nhiễm khuẩn.
(2) Cần lựa chọn đúng loại kháng sinh và có sự hiểu biết về thể trạng người bệnh.
(3) Dùng kháng sinh đúng liều, đúng cách.
(4) Dùng kháng sinh đủ thời gian.
– (5) Sai. Dùng kháng sinh cho mọi trường hợp nhiễm vi khuẩn là sai vì việc dùng kháng sinh tùy tiện sẽ gây hiện tượng kháng thuốc và còn tiêu diệt cả những vi khuẩn có lợi cho cơ thể. Bởi vậy, khi dùng kháng sinh cần có chỉ dẫn của bác sĩ.
Câu 2:
Đáp án A
Bước nhuộm xanh methylene khi làm tiêu bản quan sát vi khuẩn trong nước dưa muối, cà muối có ý nghĩa là vi khuẩn bắt màu thuốc nhuộm dễ quan sát.
Câu 3:
Đáp án A
Nguyên sinh vật gồm tảo, động vật nguyên sinh và nấm nhầy → Đa số nguyên sinh vật là những cơ thể đơn bào, nhân thực, có kích thước hiển vi. Một số nguyên sinh vật có cấu tạo đa bào, nhân thực, có thể quan sát bằng mắt thường.
Câu 4:
Đáp án A
– Nấm hương là nấm đảm, sinh sản bằng bào tử đảm.
– Nấm bụng dê, nấm mốc, nấm men có cơ quan sinh sản là túi bào tử.
Câu 5:
Đáp án A
Quá trình chế biến rượu vang cần sự tham gia của nấm men.
Câu 6:
Đáp án C
Vì rêu chưa có hệ mạch và rễ thật nên chúng cần sống ở những nơi ẩm ướt để có thể hấp thụ nước một cách tốt nhất.
Câu 7:
Đáp án A
– Tảo thuộc giới Nguyên sinh vật, có cấu tạo đơn bào (như tảo lục đơn bào,…) hoặc đa bào (như rong biển, tảo biển,…).
– Dương xỉ thuộc giới Thực vật, có cấu tạo đa bào.
Câu 8:
Đáp án B
Dương xỉ là ngành Thực vật có rễ thật, có mạch, không có noãn hay hoa, sinh sản bằng bào tử.
Câu 9:
Đáp án B
Ngành Hạt trần chưa có hoa và quả, sinh sản bằng hạt nằm lộ trên các lá noãn hở của nón.
Câu 10:
Đáp án C
– Rau bợ có rễ thật và hệ mạch, sinh sản bằng bào tử, là đại diện của ngành Dương xỉ.
– Bèo tấm, nong tằm, rau sam là thuộc ngành Hạt kín.
Câu 11:
Đáp án B
Hiện tượng ban đêm trên Trái Đất, khi quan sát từ Trái Đất xuất hiện khi Mặt Trời lặn.
Câu 12:
Đáp án A
Khi Mặt Trăng di chuyển xung quanh Trái Đất, hình dạng của mặt Trăng thay đổi bởi vì chúng ta nhìn thấy nó từ các góc khác nhau.
Câu 13:
Đáp án D
Kính thiên văn là dụng cụ dùng để ngắm các thiên thể trên bầu trời.
Câu 14:
Đáp án C
Mặt Trăng là vệ tinh tự nhiên duy nhất của Trái Đất.
Câu 15:
Đáp án B
A – năng lượng tái tạo
B – năng lượng không tái tạo
C – năng lượng tái tạo
D – năng lượng tái tạo
Câu 16:
Đáp án C
Khoảng thời gian giữa ngày không trăng và ngày trăng tròn cách nhau 2 tuần.
Câu 17:
Đáp án B
Quỹ đạo chuyển động của các hành tinh xung quanh Mặt Trời có dạng elip.
Câu 18:
Đáp án B
Ánh sáng từ các hành tinh mà ta nhìn thấy được do hành tinh phản xạ ánh sáng Mặt Trời.
Câu 19:
Đáp án B
Hành tinh gần Mặt Trời nhất là Thủy tinh.
Câu 20:
Đáp án B
Bàn là (bàn ủi) khi hoạt động đã có sự chuyển hóa từ điện năng chủ yếu sang nhiệt năng.
Câu 21:
Đáp án C
Một thiên thạch bay tiến vào bầu khí quyển của Trái Đất, bị ma sát mạnh đến nóng sáng và bốc cháy, để lại một vết sáng dài. Vết sáng này được gọi là sao băng.
Câu 22:
Đáp án D
Quan sát hình ảnh ta thấy, Mặt Trăng sáng ở phía bên trái, diện tích bề mặt là một nửa Mặt Trăng và có khả năng giảm dần diện tích sáng => đó là Trăng bán nguyệt cuối tháng.
Câu 23:
Đáp án B
A – năng lượng tái tạo
B – năng lượng không tái tạo
C – năng lượng tái tạo
D – năng lượng tái tạo
Câu 24:
Đáp án A
A – năng lượng tái tạo
B – năng lượng không tái tạo
C – năng lượng không tái tạo
D – năng lượng không tái tạo
Câu 25:
Đáp án B
Thủy tinh ở gần Mặt Trời nhất nên có chu kì chuyển động quanh Mặt Trời nhỏ nhất.
Câu 26:
Đáp án C
A – đều là năng lượng không tái tạo vì mất hàng trăm triệu năm
B – thủy triều là năng lượng tái tạo nhưng dầu là năng lượng không tái tạo.
C – đều là năng lượng tái tạo
D – thủy triều là năng lượng tái tạo nhưng xăng là năng lượng không tái tạo.
Câu 27:
Đáp án D
Chúng ta nhìn thấy Mặt Trăng tròn vì Mặt Trời chiếu sáng một nửa Mặt Trăng và mặt được chiếu sáng đó quay về phía Trái Đất.
Câu 28:
Đáp án A
Trái Đất chuyển động xung quanh Mặt Trời từ hướng Tây sang hướng Đông.
Câu 29:
Đáp án A
Ta thường thấy Mặt Trăng vào ban ngày.
Câu 30:
Đáp án D
Mặt Trăng quay quanh Trái đất hết một vòng vào khoảng một tháng.
Đề thi Học kì 2 Khoa học tự nhiên lớp 6 năm 2024 có đáp án (3 đề) – Cánh diều – Đề 3
Phòng Giáo dục và Đào tạo
Đề thi Học kì 2 – Cánh diều
Năm học 2023 – 2024
Bài thi môn: Khoa học tự nhiên lớp 6
Thời gian làm bài: 45 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 3)
(Thí sinh không được sử dụng tài liệu)
Câu 1: … cơ thế đơn bào có thể nhìn thấy được bằng mắt thường. Từ thích hợp để điền vào chỗ … là
A. Không có.
B. Tất cả.
C. Đa số.
D. Một số ít.
Câu 2: Vật sống nào sau đây không có cấu tạo cơ thể là đa bào?
A. Hoa hồng.
B. Hoa mai.
C. Hoa hướng dương.
D. Tảo lục.
Câu 3: Tiêu chí nào sau đây được dùng để phân loại sinh vật?
(1) Đặc điểm tế bào.
(2) Mức độ tổ chức cơ thể.
(3) Môi trường sống.
(4) Kiểu dinh dưỡng.
(5) Vai trò trong tự nhiên và thực tiễn.
A. (1), (2), (3), (5).
B. (2), (3), (4), (5).
C. (1), (2), (3), (4).
D. (1), (3), (4), (5).
Câu 4: Các bậc phân loại sinh vật từ thấp đến cao theo trình tự nào sau đây?
A. Loài → Chi (giống) → Họ → Bộ → Lớp → Ngành → Giới.
B. Chi (giống) → Loài → Họ → Bộ → Lớp → Ngành → Giới.
C. Giới Ngành → Lớp → Bộ → Họ → Chi (giống) → Loài.
D. Loài → Chi (giống) → Bộ → Họ → Lớp → Ngành → Giới.
Câu 5: Cấu tạo tế bào nhân thực, cơ thể đa bào, có khả năng quang hợp là đặc điểm của sinh vật thuộc giới nào sau đây?
A. Khởi sinh.
B. Nguyên sinh.
C. Nấm.
D. Thực vật.
Câu 6: Vì sao trùng roi có lục lạp và khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ nhưng lại không được xếp vào giới Thực vật?
A. Vì chúng có kích thước nhỏ.
B. Vì chúng là cơ thể đơn bào.
C. Vì chúng có khả năng di chuyển.
D. Vì chúng có roi.
Câu 7: Quan sát hình dưới đây và xác định cấu tạo của virus bằng cách lựa chọn đáp án đúng.
A. (1) Vỏ ngoài, (2) Vỏ protein, (3) Phần lõi.
B. (1) Vỏ protein, (2) Vỏ ngoài, (3) Phần lõi.
C. (1) Phần lõi, (2) Vỏ protein, (3) Vỏ ngoài.
D. (1) Vỏ ngoài, (2) Phần lõi, (3) Vỏ protein.
Câu 8: Virus sống kí sinh nội bào bắt buộc vì chúng
A. có kích thước hiển vi
B. có cấu tạo tế bào nhân sơ.
C. Chưa có cấu tạo tế bào,
D. có hình dạng không cố định.
Câu 9: Trong các bệnh sau đây, bệnh nào do virus gây nên?
A. Bệnh kiết lị.
B. Bệnh dại.
C. Bệnh vàng da.
D. Bệnh tả.
Câu 10: Vi khuẩn là
A. nhóm sinh vật có cấu tạo nhân sơ, kích thước hiển vi.
B. nhóm sinh vật có cấu tạo nhân thực, kích thước hiển vi.
C. nhóm sinh vật chưa có cấu tạo tế bào, kích thước hiển vi.
D. nhóm sinh vật chưa có cấu tạo tế bào, kích thước siêu hiển vi.
Câu 11: Nhiên liệu tích trữ năng lượng dưới dạng:
A. nhiệt năng.
B. hóa năng.
C. thế năng hấp dẫn.
D. thế năng đàn hồi.
Câu 12: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu sau:
“Nhiên liệu là những vật (1) … được và khi cháy chúng (2) … và (3) … “
A. (1) cháy – (2) tỏa nhiệt – (3) phát sáng.
B. (1) không cháy – (2) tỏa nhiệt – (3) phát sáng.
C. (1) cháy– (2) tỏa nhiệt – (3) phát ra âm thanh.
D. (1) không cháy – (2) phát sáng- (3) phát ra âm thanh.
Câu 13: Vì sao chúng ta quan sát được nhiều pha của Mặt Trăng từ Trái Đất?
A. Mặt Trăng có thể thay đổi hình dạng.
B. Trái Đất quay quanh Mặt Trăng.
C. Mặt Trăng quay quanh Trái Đất và sự thay đổi vị trí giữa Mặt Trăng, Trái Đất.
D. Mặt Trăng quay quanh Trái Đất và sự thay đổi vị trí giữa Mặt Trăng, Mặt Trời, Trái Đất.
Câu 14: Trái Đất đứng thứ mấy trong hệ Mặt Trời tính từ Mặt Trời ra xa?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 15: Các thiết bị nào sau đây sử dụng xăng để hoạt động?
A. xe máy, ôtô, máy phát điện.
B. máy bay, xe đạp, máy phát điện.
C. tàu hỏa, bếp gas, xe máy.
D. ô tô, máy bay, tàu hỏa.
Câu 16: Với các hành tinh sau của hệ Mặt Trời: Kim tinh, Mộc tinh, Hỏa tinh, Hải Vương tinh, Thiên Vương tinh. Hành tinh nào có chu kì chuyển động quanh Mặt Trời lớn nhất?
A. Kim tinh.
B. Mộc tinh.
C. Hải Vương tinh.
D. Thiên Vương tinh.
Câu 17: Quan sát hình và cho biết, tên gọi tương ứng với pha của Mặt Trăng?
A. Trăng khuyết đầu tháng.
B. Trăng khuyết cuối tháng.
C. Trăng lưỡi liềm.
D. Trăng bán nguyệt.
Câu 18: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu sau:
Pin mặt trời biến đổi … (1) … thành năng lượng điện, còn máy phát điện gió biến đổi … (2) … thành năng lượng điện. Đây đều là các nguồn năng lượng tái tạo.
A. (1) năng lượng mặt trời, (2) hóa năng.
B. (1) năng lượng ánh sáng, (2) năng lượng gió.
C. (1) năng lượng nhiệt, (2) năng lượng âm.
D. (1) hóa năng, (2) động năng.
Câu 19: Người ở vị trí B trong hình, khi ánh sáng Mặt Trời vừa chiếu tới, sẽ quan sát thấy hiện tượng gì?
A. Mặt Trời mọc.
B. Mặt Trời lặn.
C. Mặt Trăng khuyết.
D. Mặt Trăng tròn.
Câu 20: Cấu tạo của hệ Mặt Trời gồm:
A. Mặt Trăng, Trái Đất, các tiểu hành tinh và sao chổi.
B. Các hành tinh, vệ tinh và các đám bụi, khí.
C. Các tiểu hành tinh và các đám bụi, khí.
D. Mặt Trời, các hành tinh, vệ tinh, các tiểu hành tinh và đám bụi, khí.
Câu 21: Trong các lực em đã được học, lực nào gây ra chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất?
A. Lực đẩy.
B. Lực kéo.
C. Lực ma sát.
D. Lực hấp dẫn.
Câu 22: Chúng ta nhìn thấy Trăng tròn khi:
A. Một nửa phần được chiếu sáng của Mặt Trăng hướng về Trái Đất.
B. Toàn bộ phần được chiếu sáng của Mặt Trăng hướng về Trái Đất.
C. Toàn bộ Mặt Trăng được Mặt Trời chiếu sáng.
D. Mặt Trăng ở khoảng giữa Trái Đất và Mặt Trời.
Câu 23: Năng lượng của dầu mỏ là năng lượng:
A. tái tạo vì dầu mỏ là vô hạn.
B. tái tạo vì dầu mỏ hình thành rất nhanh.
C. không tái tạo vì phải trải qua hàng trăm triệu năm mới hình thành dầu mỏ được và có nguy cơ cạn kiệt.
D. Cả A và B đúng.
Câu 24: Bầu khí quyển của Trái Đất không thoát vào không gian vì:
A. tác dụng của lực hấp dẫn giữa Trái Đất và bầu khí quyển.
B. khí quyển nặng nên không bay được.
C. tác dụng của lực ma sát giữa Trái Đất và bầu khí quyển.
D. khí quyển của Trái Đất có nhiều tầng nên không thoát được hết.
Câu 25: Trong những dạng năng lượng sau đây, dạng nào là dạng năng lượng không tái tạo?
A. Năng lượng khí tự nhiên.
B. Năng lượng từ than đá.
C. Năng lượng dầu mỏ.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 26: Thiết bị nào dưới đây, không sử dụng pin Mặt Trời để hoạt động?
Câu 27: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống sau sao cho thích hợp nhất:
“ Khi Mặt Trăng di chuyển xung quanh Trái Đất, hình dạng của mặt Trăng thay đổi bởi vì chúng ta nhìn thấy nó từ ….”.
A. các góc khác nhau.
B. cùng một phía.
C. cùng một hướng.
D. một vị trí xác định.
Câu 28: Nguyên nhân nào dẫn đến sự luân phiên ngày và đêm?
A. Mặt Trời chuyển động xung quanh Trái Đất.
B. Mây che Mặt Trời trên bầu trời.
C. Sự luân phiên Mặt Trời mọc và lặn.
D. Núi cao che khuất Mặt Trời.
Câu 29: Bề mặt Trái Đất luôn có một nửa được Mặt Trời chiếu sáng là ngày và một nửa không được chiếu sáng là đêm, nguyên nhân là do:
A. Trái Đất tự quay quanh trục.
B. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời.
C. Trục Trái Đất nghiêng.
D. Trái Đất có dạng hình khối cầu.
Câu 30: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Mặt Trời chuyển động xung quanh Trái Đất từ hướng Tây sang hướng Đông.
B. Mặt Trời chuyển động xung quanh Trái Đất từ hướng Đông sang hướng Tây.
C. Trái Đất chuyển động xung quanh Mặt Trời từ hướng Tây sang hướng Đông.
D. Trái Đất chuyển động xung quanh Mặt Trời từ hướng Đông sang hướng Tây.
———— HẾT ————
Đáp án và hướng dẫn giải đề 003
1. D |
2. D |
3. C |
4. A |
5. D |
6. B |
7. C |
8. C |
9. B |
10. A |
11. B |
12. A |
13. D |
14. C |
15. A |
16. C |
17. A |
18. B |
19. A |
20. D |
21. D |
22. B |
23. C |
24. A |
25. D |
26. A |
27. A |
28. C |
29. D |
30. C |
Câu 1:
Đáp án D
Một số ít cơ thể đơn bào có thể nhìn thấy bằng mắt thường.
Câu 2:
Đáp án D
– Tảo lục là một nhóm lớn các loài tảo, đa số tảo lục là cơ thể đơn bào.
– Hoa hồng, hoa mai và hoa hướng dương là vật sống đa bào.
Câu 3:
Đáp án C
– Tiêu chí thường được dùng để phân loại sinh vật là đặc điểm tế bào (nhân thực hay nhân sơ), mức độ tổ chức cơ thể (đơn bào hay đa bào), môi trường sống (trên cạn, dưới nước, trong đất hay sinh vật), kiểu dinh dưỡng (tự dưỡng hay dị dưỡng),…
– Tiêu chí vai trò trong tự nhiên và thực tiễn không được dùng để phân loại sinh vật vì một loài có thể có nhiều vai trò khác nhau đồng thời các loài khác nhau cũng có thể có những vai trò giống nhau.
Câu 4:
Đáp án A
Các bậc phân loại sinh vật từ thấp đến cao theo trình tự: Loài → Chi (giống) → Họ → Bộ → Lớp → Ngành → Giới.
– Các loài có chung một số đặc điểm nhất định sẽ tập hợp lại tạo thành một chi (giống).
– Các chi (giống) có chung một số đặc điểm nhất định sẽ tập hợp lại tạo thành một họ.
– Các họ có chung một số đặc điểm nhất định sẽ tập hợp lại tạo thành một bộ.
– Các bộ có chung một số đặc điểm nhất định sẽ tập hợp lại tạo thành một lớp.
– Các lớp có chung một số đặc điểm nhất định sẽ tập hợp lại tạo thành một ngành.
– Các ngành có chung một số đặc điểm nhất định sẽ tập hợp lại tạo thành một giới.
Câu 5:
Đáp án D
Cấu tạo tế bào nhân thực, cơ thể đa bào, có khả năng quang hợp là đặc điểm của sinh vật thuộc giới Thực vật.
Câu 6:
Đáp án B
Thực vật là các cơ thể đa bào, nhân thực còn trùng roi là cơ thể đơn bào, nhân thực nên trùng roi không được xếp vào nhóm thực vật.
Câu 7:
Đáp án C
(1) Phần lõi, (2) Vỏ protein, (3) Vỏ ngoài.
Virus chưa có cấu tạo tế bào. Tất cả các virus đều gồm 2 thành phần cơ bản: vỏ protein và lõi là vật chất di truyền (ADN hoặc ARN). Một số virus có thêm vỏ ngoài và gai glycoprotein.
Câu 8:
Đáp án C
Virus phải sống kí sinh nội bào bắt buộc vì: Virus chưa có cấu tạo tế bào → Virus không thể tổng hợp được những chất cần thiết → Virus phải nhờ vào bộ máy của tế bào chủ tổng hợp ra các chất cần thiết chúng cần nên virus phải kí sinh nội bào bắt buộc.
Câu 9:
Đáp án B
– Bệnh dại do virus dại gây ra.
– Bệnh kiết lị do trùng kiết lị (nguyên sinh vật) gây ra.
– Bệnh vàng da do thiếu máu, tan máu bẩm sinh hoặc màng tế bào hồng cầu bị phá hủy trực tiếp như trong bệnh sốt rét (nguyên sinh vật) gây ra,…
– Bệnh tả do vi khuẩn tả gây ra.
Câu 10:
Đáp án A
Vi khuẩn là nhóm sinh vật có cấu tạo nhân sơ, kích thước hiển vi.
Câu 11:
Đáp án B
Nhiên liệu tích trữ năng lượng dưới dạng hóa năng
Câu 12:
Đáp án A
“Nhiên liệu là những vật (1) cháy được và khi cháy chúng (2) tỏa nhiệt và (3) phát sáng”.
Câu 13:
Đáp án D
Chúng ta quan sát được nhiều pha của Mặt Trăng từ Trái Đất vì Mặt Trăng quay quanh Trái Đất và sự thay đổi vị trí giữa Mặt Trăng, Mặt Trời, Trái Đất.
Câu 14:
Đáp án C
Trái Đất đứng thứ 3 trong hệ Mặt Trời tính từ Mặt Trời ra xa.
Câu 15:
Đáp án A
– Xe máy, ô tô, máy phát điện sử dụng xăng để hoạt động.
– máy bay sử dụng xăng có chỉ số octan cao
– Tàu hỏa chạy bằng đầu máy hơi nước sử dụng nhiên liệu than củi để đốt cháy tạo nhiệt đun nước.
– Bếp gas sử dụng khí gas
– Xe đạp hoạt động bằng sức người.
Câu 16:
Đáp án C
Hải Vương tinh ở xa Mặt Trời nhất nên có chu kì chuyển động quanh Mặt Trời lớn nhất.
Câu 17:
Đáp án A
Quan sát hình ảnh ta thấy, Mặt Trăng sáng ở phía bên phải và sẽ tăng dần diện tích mặt sáng => đó là hình ảnh Trăng khuyết đầu tháng.
Câu 18:
Đáp án B
Pin mặt trời biến đổi năng lượng ánh sáng thành năng lượng điện, còn máy phát điện gió biến đổi năng lượng gió thành năng lượng điện. Đây đều là các nguồn năng lượng tái tạo.
Câu 19:
Đáp án A
Vì Trái Đất tự quay quanh trục từ Tây sang Đông nên người ở vị trí B sẽ dần được ánh sáng Mặt Trời chiếu tới, đó là hiện tượng Mặt Trời mọc.
Câu 20:
Đáp án D
Cấu tạo của hệ Mặt Trời gồm: Mặt Trời, các hành tinh, vệ tinh, các tiểu hành tinh và đám bụi, khí.
Câu 21:
Đáp án D
Lực gây ra chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất là lực hấp dẫn giữa hai thiên thể.
Câu 22:
Đáp án B
A – sai, nếu vậy sẽ nhìn thấy Trăng bán nguyệt
B – đúng
C – sai, Mặt Trăng có hình khối cầu nên Mặt Trời không thế chiếu sáng toàn bộ Mặt Trăng
D – sai, nếu vậy sẽ xảy ra hiện tượng nhật thực.
Câu 23:
Đáp án C
Năng lượng của dầu mỏ là năng lượng không tái tạo vì phải trải qua hàng trăm triệu năm mới hình thành dầu mỏ được và có nguy cơ cạn kiệt.
Câu 24:
Đáp án A
Bầu khí quyển của Trái Đất không thoát vào không gian vì tác dụng của lực hấp dẫn giữa Trái Đất và bầu khí quyển.
Câu 25:
Đáp án D
A – năng lượng không tái tạo
B – năng lượng không tái tạo
C – năng lượng không tái tạo
Câu 26:
Đáp án A
Thiết bị không sử dụng năng lượng mặt trời là
Câu 27:
Đáp án A
Khi Mặt Trăng di chuyển xung quanh Trái Đất, hình dạng của mặt Trăng thay đổi bởi vì chúng ta nhìn thấy nó từ các góc khác nhau.
Câu 28:
Đáp án C
Nguyên nhân dẫn đến sự luân phiên ngày và đêm là do sự mọc và lặn của Mặt Trời.
Câu 29:
Đáp án D
Bề mặt Trái Đất luôn có một nửa được Mặt Trời chiếu sáng là ngày và một nửa không được chiếu sáng là đêm, nguyên nhân là do Trái Đất có dạng hình khối cầu.
Câu 30:
Đáp án C
Trái Đất chuyển động xung quanh Mặt Trời từ hướng Tây sang hướng Đông.