Giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 7: Oxygen và không khí
Mở đầu trang 37 Khoa học tự nhiên lớp 6: Người thợ lặn đeo bình có chứa khí gì khi lặn xuống biển?
Trả lời:
Con người không thể thở được dưới nước do đó người thợ lặn phải đeo bình có chứa khí
oxygen (oxi) khi lặn xuống biển
Hình thành kiến thức, kĩ năng 1 trang 37 Khoa học tự nhiên lớp 6: Em đã biết những gì về oxygen?
Trả lời:
Oxygen là chất khí không màu, không mùi, không vị và ít tan trong nước.
Luyện tập 1 trang 37 Khoa học tự nhiên lớp 6: Hiện tượng thực tế nào chứng tỏ oxygen ít tan trong nước?
Trả lời:
– Nếu không mang bình chứa khí khí oxygen (oxi) thì con người không thể lặn lâu ở dưới nước.
– Ngoài ra, nhờ có oxygen trong nước mà sự sống của các sinh vật trong nước mới có thể được duy trì.
Hình thành kiến thức, kĩ năng 2 trang 38 Khoa học tự nhiên lớp 6: Thực hiện các bước sau:
– Chuẩn bị hai ống nghiệm chứa khí oxygen (ống 1, ống 2);
– Đưa que đóm đã tắt, không còn tàn đỏ vào ống 1.
– Đưa que đóm còn tàn đỏ vào ống 2.
Quan sát và cho biết que đóm ở ống nghiệm nào sẽ bùng cháy.
Trả lời:
Que đóm ở ống 2 sẽ bùng cháy. Do que đóm này vẫn còn tàn đỏ, có thể cung cấp nhiệt ban đầu cho chất cháy.
Vận dụng 1 trang 38 Khoa học tự nhiên lớp 6: Kể thêm những ví dụ về sự cháy trong cuộc sống.
Trả lời:
Một số ví dụ về sự cháy trong cuộc sống:
+ Đốt nến để thắp sáng;
+ Đốt củi (hoặc đốt khí gas) để đun nấu;
+ Đốt than để nướng ngô, khoai …
+ Các động cơ ô tô, xe máy … đốt cháy nhiên liệu.
Hình thành kiến thức, kĩ năng 3 trang 38 Khoa học tự nhiên lớp 6: Vì sao khi đốt bếp than, bếp lò, muốn ngọn lửa cháy to hơn, ta thường thổi hoặc quạt mạnh vào bếp?
Trả lời:
Khi thổi hoặc quay mạnh vào bếp sẽ làm tăng lượng oxi cung cấp cho quá trình cháy. Giúp sự
cháy diễn ra mạnh hơn, nhiệt lượng tỏa ra nhiều hơn.
Tìm hiểu thêm trang 38 Khoa học tự nhiên lớp 6: Ngọn lửa thường được giập tắt bằng cách “làm mát” hoặc ngăn nhiên liệu tiếp xúc với nguồn oxygen. Tuy nhiên không có chất giập lửa vạn năng. Tùy theo từng loại chất cháy mà người ta chọn chất giập lửa cho phù hợp (bảng 7.1)
|
|
Gỗ và một số vật liệu rắn |
Nước |
Xăng, dầu |
Cát, khí carbon dioxide |
Hãy tìm hiểu những cách giập lửa do các chất cháy khác như: giấy, vải, kim loại…
Trả lời:
Chất cháy |
Chất giập lửa |
Giấy |
Nước, khí carbon dioxide |
Vải dệt |
Nước, khí carbon dioxide |
Kim loại mạnh |
Bột chữa cháy (thành phần chủ yếu là các muối của kim loại Na, Ba …) |
Chú ý: Đám cháy kim loại mạnh là đám cháy lớp D, hết sức nguy hiểm và khó cứu chữa.
Hình thành kiến thức, kĩ năng 4 trang 39 Khoa học tự nhiên lớp 6: Thực hiện thí nghiệm sau để xác định thành phần phần trăm về thể tích của oxygen trong không khí.
– Chuẩn bị thí nghiệm như hình 7.2a.
– Đánh dấu mực chất lỏng trong cốc thủy tinh.
– Đốt cháy nến (hình 7.2b).
– Khi nến tắt, đánh dấu lại mực chất lỏng trong cốc thủy tinh (hình 7.2c)
Quan sát quá trình nến cháy cho đến khi nến tắt và nhận xét sự thay đổi mực nước trong cốc
thủy tinh. Ước lượng thành phần phần trăm thể tích của oxygen trong không khí.
Trả lời:
– Mực nước trong cốc thủy tinh dâng cao dần.
– Qua việc đánh dấu mực chất lỏng, xác định được oxygen chiếm khoảng 20% thể tích không khí.
Luyện tập 2 trang 39 Khoa học tự nhiên lớp 6: Vì sao sự cháy trong không khí lại kém mãnh liệt hơn sự cháy trong khí oxygen?
Trả lời:
Sự cháy trong không khí xảy ra chậm hơn, tạo nhiệt độ thấp hơn khi cháy trong oxi. Đó là vì trong không khí, thể tích khí nitrogen (nitơ) gấp 4 lần thể tích khí oxi, diện tích tiếp xúc của chất cháy với các phân tử oxygen ít hơn nhiều lần nên sự cháy diễn ra chậm hơn. Một phần nhiệt bị tiêu hao để đốt nóng khí nitơ nên nhiệt độ đạt được thấp hơn.
Vận dụng 2 trang 39 Khoa học tự nhiên lớp 6: Hiện tượng nào trong thực tiễn chứng tỏ không khí có chứa hơi nước?
Trả lời:
Một số hiện tượng chứng minh:
– Vào sáng sớm, đặc biệt là vào mùa đông, trời lạnh, ta sẽ thấy hiện tượng sương mù. Lớp sương mù là hiện tượng hơi nước trong khí quyển ngưng tụ lại thành những hạt nước rất nhỏ lơ lửng trong không khí.
– Hiện tượng có xuất hiện những giọt nước nhỏ, trên mặt ngoài của thành cốc nước lạnh để trong không khí.
Hình thành kiến thức, kĩ năng 5 trang 39 Khoa học tự nhiên lớp 6: Dựa vào hình 7.3, em hãy nêu thành phần của không khí.
Trả lời:
Không khí là một hỗn hợp khí, trong đó:
– Khoảng 78% thể tích là khí nitơ (nitrogen);
-Khoảng 21% thể tích là khí oxi (oxygen);
– Khoảng 1% thể tích còn lại là hơi nước, khí carbon dioxide, khí hiếm và các khí khác.
Hình thành kiến thức, kĩ năng 6 trang 40 Khoa học tự nhiên lớp 6: Quan sát hình 7.4, nêu một số vai trò của không khí đối với tự nhiên.
Trả lời:
Một số vai trò của không khí đối với tự nhiên:
– Cung cấp oxygen cần cho sự hô hấp của con người, động vật, thực vật…
– Cung cấp carbon dioxide cần cho sự quang hợp.
– Cung cấp một phần dưỡng chất cho sinh vật thông qua nitơ có trong không khí.
– Hơi nước trong không khí góp phần ổn định nhiệt độ của Trái Đất và là nguồn gốc sinh ra mây, mưa.
Hình thành kiến thức, kĩ năng 7 trang 41 Khoa học tự nhiên lớp 6: Quan sát hình 7.6, cho biết nguồn gây ô nhiễm không khí nào là do tự nhiên và nguồn nào do con người gây ra.
Trả lời:
– Nguồn gây ô nhiễm không khí do tự nhiên: phấn hoa, núi lửa, cháy rừng.
– Nguồn gây ô nhiễm không khí do con người: rác thải, phương tiện giao thông, các nhà máy sản xuất, hoạt động nông nghiệp, sinh hoạt, cháy rừng.
Luyện tập 3 trang 41 Khoa học tự nhiên lớp 6: Trong nhà em có những nguồn nào gây ô nhiễm không khí?
Trả lời:
Một số nguồn gây ô nhiễm không khí trong nhà: sơn tường, khói thuốc, hóa chất tẩy rửa…
Vận dụng 3 trang 41 Khoa học tự nhiên lớp 6: Kể tên một số ảnh hưởng khác của ô nhiễm không khí đến tự nhiên mà em biết.
Trả lời:
– Ô nhiễm không khí có thể làm giảm khả năng hoạt động thể chất, gây hại nghiêm trọng cho sức khỏe của con người như: gây ngứa mắt, đau đầu, mệt mỏi, buồn nôn, kích thích đường hô hấp, dị ứng … và một số bệnh như hen suyễn, ung thư phổi …
– Ngoài ra, ô nhiễm không khí còn ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên, gây ra một số hiện tượng như hạn hán, băng tan, mù quang hóa, mưa acid …
Hình thành kiến thức, kĩ năng 8 trang 42 Khoa học tự nhiên lớp 6: Trong những biện pháp bảo vệ môi trường không khí ở hình 7.7, địa phương em đã thực hiện những biện pháp nào? Cho ví dụ minh họa.
Trả lời:
Học sinh trả lời theo biện pháp ở địa phương sinh sống.
Ví dụ:
Địa phương em đã thực hiện một số biện pháp để bảo vệ môi trường không khí như:
+ Trồng nhiều cây xanh trong khuôn viên bệnh viện, trường học, ủy ban, trạm xá, hai bên đường giao thông …
+ Tuyên truyền và nâng cao ý thức của con người: phát động ngày vì môi trường, tuyên truyền trên đài phát thanh hàng ngày …
+ Xây dựng hệ thống giao thông công cộng an toàn thân thiện với môi trường.
+ Giảm thiểu hoạt động đốt rác thải nông nghiệp, đốt nương làm rẫy …
Vận dụng 4 trang 42 Khoa học tự nhiên lớp 6: Em có thể làm gì để góp phần làm giảm ô nhiễm không khí?
Trả lời:
Để góp phần giảm thiểu ô nhiễm không khí các em học sinh cần:
+ Tích cực tham gia các hoạt động vì môi trường như trồng cây xanh … tuyên truyền, vận động mọi người cùng chung tay bảo vệ môi trường.
+ Sử dụng các loại túi có thể tái sử dụng thay vì sử dụng túi nilon một lần; không xả rác bừa bãi…
+ Sử dụng tiết kiệm điện, nước, thực hiện “tắt khi không sử dụng”…
Câu hỏi trang 42 Khoa học tự nhiên lớp 6: Vì sao chúng ta cần trồng nhiều cây xanh?
Trả lời:
Chúng ta cần phải trồng nhiều cây xanh vì cây xanh có vai trò quan trọng trong cuộc sống của con người cũng như sinh vật trên Trái Đất.
Cụ thể qua quá trình quang hợp, cây xanh hấp thụ khí carbon dioxide và nhả ra khí oxygen, cung cấp oxygen cho quá trình hô hấp và đốt cháy nhiên liệu…