NV 2:
NV 2.1:
– Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV):
GV chia lớp thành 4 nhóm, đọc vb “Vẻ đẹp giản dị và chân thật của quê nội (Võ Quảng)”, tl, th các yêu cầu sau:
+ Vấn đề người viết bàn luận trong tp là gì?
+ Người viết đã nêu ý kiến gì về đặc điểm nội dung và nghệ thuật của tp?
+ Tìm lí lẽ và bằng chứng người viết sd để làm sáng tỏ ý kiến về đặc điểm của tp “quê nội”
+ Mối quan hệ giữa mục đích viết và đặc điểm nd chính của vb nghị luận pt một tpvh
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
HS chia nhóm và thảo luận.
Bước 3: Báo cáo và thảo luận:
Các nhóm cử đại diện trình bày. Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau.
Kết luận, nhận định: GV nhận xét, chuẩn kt
NV 2.2: Bài tập
– Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV):
GV cho hs làm việc cá nhân theo yc:
+Tưởng tượng em là một nhà phê bình, hãy viết đoạn văn (khoảng 6 – 8 câu) nêu ý kiến của em về một tác phẩm văn học về đề tài tuổi thơ hoặc quê hương, đất nước mà em đã đọc.
(Nhiệm vụ này cần được giao trước, thời gian trên lớp chỉ dành để hs báo cáo).
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
– HS đọc tpvh và viết đv ở nhà…
– Dự kiến sp:
Bài thơ “Đất nước” của Nguyễn Khoa Điềm là một bài thơ hay, thể hiện tình yêu quê hương, đất nước thắm thiết. Có thể nói đặc điểm hồn thơ Nguyễn Khoa Điềm có sự kết hợp giữa cảm xúc nồng nàn và suy tư sâu lắng của người trí thức về đất nước, con người Việt Nam. Bài thơ thể hiện cách nhìn mới mẻ, độc đáo về đất nước trên nhiều góc độ khác nhau: văn hóa, lịch sử, địa lí…Từ đó, làm nổi bật tư tưởng “Đất nước của nhân dân”. Tư tưởng ấy đã quy tụ mọi cách nhìn nhận và đưa tới những phát hiện sâu và mới mẻ về đất nước. Nguyễn Khoa Điềm đã cho độc giả thấy được đất nước là linh hồn, là kết tụ trí tuệ, tinh thần, phẩm cách, công sức và truyền thống của cả dân tộc. Và từ đó, ta cũng thấy được nét độc đáo trong phong cách nghệ thuật thơ Nguyễn Khoa Điềm: Chất trí tuệ hoà quyện trong chất suy tư sâu lắng.
Bước 3: Báo cáo và thảo luận:
1 – 2 hs đại diện trình bày. Hs khác nhận xét, bổ sung cho nhau.
Kết luận, nhận định: GV nhận xét
|
II. Đọc cùng nhà phê bình
1. Đọc bài văn: “Vẻ đẹp giản dị và chân thật của quê nội (Võ Quảng)”
– Người viết tập trung bàn luận về vấn đề gì trong tác phẩm Quê nội :
+ Nội dung của câu chuyện xảy ra trong những khung cảnh quê hương.
+ Vai trò của vai “tôi” trong tác phẩm.
– Để bàn về vấn đề, người viết đã nêu những ý kiến về:
+ Nội dung của tác phẩm: hoàn cảnh đời sống trong tác phẩm, thế giới nhân vật.
+ Nghệ thuật của tác phẩm: người kể chuyện, sức hấp dẫn của tác phẩm.
– Những lí lẽ, bằng chứng được người viết sử dụng nhằm làm sáng tỏ ý kiến về các đặc điểm của tác phẩm Quê nội:
. Lí lẽ: Nội dung câu chuyện xảy ra trong những khung cảnh quê hương.
. Bằng chứng:
+ Không gian: nông thôn miền Trung, tại thôn Hòa Phước, bên con sông Thu Bồn.
+ Thời gian: Vào những ngày rất mới mẻ – như một buổi tảng sáng – sau Cách mạng tháng Tám thành công.
+ Nhân vật: Những người nông dân bình thường, mấy cô bác kèm luôn theo bên chân mấy chú nhóc hiếu động trong thôn, trong làng.
+ Hoạt động: Vừa tự xây dựng chính quyền cách mạng địa phương vừa chuẩn bị chống giặc giữ làng.
– Cách trình bày bằng chứng của người viết: lần lượt nêu ra các bằng chứng theo chủ đề nhất định: không gian, thời gian, nhân vật, hoạt động.
– Mục đích viết của văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học: Làm sáng tỏ một vấn đề về tác phẩm đó.
– Đặc điểm, nội dung chính của văn bản: Đưa ra các lí lẽ và bằng chứng để chứng minh cho ý kiến hoặc làm sáng tỏ vấn đề nghị luận.
– Mối quan hệ giữa mục đích viết và đặc điểm, nội dung chính của văn bản là mối quan hệ hai chiều. Mục đích viết là cái để cho đặc điểm và nội dung chính của văn bản hướng đến; trong khi đặc điểm và nội dung chính của văn bản sẽ hiện thực hóa mục đích viết.
|