Giáo án Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo bản word trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại ( cho 1 bài Giáo án lẻ bất kì):
B1: –
B2:
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Ngày soạn:…/…./…..
Ngày dạy: :…/…./…..
BÀI 22: PHÂN LOẠI THẾ GIỚI SỐNG
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
– Phân loại và cách ý nghĩa việc phân loại thế giới sống.
– Các bậc phân loại thế giới sống từ nhỏ đến lớn và cách gọi tên.
– Cách gọi tên sinh vật và khóa lưỡng phân.
2. Năng lực
2.1 Năng lực chung
– Năng lực tự học và tự chủ:
+ Tự quyết định cách thức thực hiện, phân công công việc cho các thành viên trong nhóm.
+ Tự đánh giá quá trình và kết quả thực hiện của các thành viên và nhóm.
– Năng lực giao tiếp và hợp tác:
+ Tập hợp nhóm theo đúng yêu cầu, nhanh và đảm bảo trật tự.
+ Hỗ trợ các thành viên trong nhóm cách thực hiện nhiệm vụ, tiến hành thí nghiệm.
+ Biết cách ghi chép kết quả làm việc nhóm một cách chính xác.
+ Thảo luận và thống nhất ý kiến với các thành viên trong nhóm để cùng hoàn thành nhiệm vụ chung.
2.2 Năng lực KHTN
– Nêu được sự cần thiết của việc phân loại thế giới sống.
– Phân biệt được các bậc phân loại từ nhỏ đến lớn theo trật tự: loài, chi, họ, bộ, lớp, ngành, giới. Nhận biết được cách gọi tên sinh vật.
– Nhận biết được cách gọi tên sinh vật.
– Nhận biết được 5 giới sinh vật và lấy được ví dụ minh họa cho mỗi giới.
– Nhận biết được cách xây dựng khóa lưỡng phân thông qua ví dụ.
– Lấy được ví dụ chứng minh thế giới sống đa dạng về số lượng loài và đa dạng về môi trường sống.
3. Phẩm chất
– Chăm chỉ: Thường xuyên thực hiện và hoàn thành các nhiệm vụ được phân công. Thích tìm hiểu, thu thập tư liệu để mở rộng hiểu biết về các vấn đề trong bài học. Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được vào học tập và đời sống hàng ngày.
– Trung thực: Báo cáo chính xác, nhận xét khách quan kết quả thực hiện.
– Trách nhiệm: Có ý thức và hoàn thành công việc được phân công.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên:
– Sách giáo khoa.
– Tranh, hình ảnh thực vật, động vật, nấm, vi sinh vật,…
– Poscard tên và hình ảnh một số loài sinh vật.
– Phiếu học tậpSGK.
– Bài giảng powerpoint
2. Đối với học sinh:
– Vở ghi chép, SGK.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu:
– Giúp học sinh thấy được sự đa dạng của các loài sinh vật và sự cần thiết phải phân loại sinh vật.
b. Nội dung:
– Học sinh liệt kê tên các sinh vật.
– Học sinh trả lời được các câu hỏi:
1) Căn cứ vào hoạt động liệt kê tên các loài sinh vật, em hãy nhận xét về sự đa dạng của thế giới sống.
2) Sự phân loại thế giới sinh vật có ý nghĩa như thế nào?
c. Sản phẩm:
– Tên các loại sinh vật và câu trả lời.
d. Tổ chức thực hiện:
– Chuyển giao nhiệm vụ: Chia lớp thành 4 nhóm lớn, trong thời gian 2 phút HS mỗi nhóm lần lượt chạy lên bảng viết tên sinh vật, HS sau không được trùng với HS trước, giữa các nhóm không được trùng nhau.
*GV đặt câu hỏi:
Câu 1. Căn cứ vào số lượng sinh vật trong tự nhiên, hãy nhận xét về sự đa dạng của thế giới sống?
Câu 2. Hãy chia các sinh vật đã liệt kê thành các nhóm tùy ý và giải thích vì sao lại phân chia như vậy?
– Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện chia nhóm và thực hiện trò chơi trong 2 phút.
– Báo cáo: HS tổng kết số lượng các sinh vật theo từng đội.
HS trả lời câu hỏi.
– Đánh giá: GV tổng kết số lượng các nhóm và khen tặng. GV đánh giá cho điểm câu trả lời của HS dựa trên mức độ chính xác so với 2 câu đáp án.
Câu 1. Thế giới sống vô cùng đa dạng và phức tạp, gồm nhiều loài sinh vật khác nhau.
Câu 2. HS có thể chia nhóm: thực vật – động vật; sống trên cạn – sống dưới nước; sinh vật có kích thước lớn – sinh vật có kích thước nhỏ,…
– GV: Làm rõ vấn đề cần giải quyết/giải thích; nhiệm vụ học tập phải thực hiện tiếp theo: Vậy dựa trên những tiêu chí nào để phân loại sinh vật? Các tiêu chí mà HS đã chia đã phù hợp chưa?
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Tìm hiểu sự cần thiết của việc phân loại thế giới sống
a. Mục tiêu:
– Giúp học sinh: Hiểu được: Khái niệm chung về phân loại, tiêu chí phân loại, ý nghĩa của việc phân loại sinh vật.
b. Nội dung:
Câu 3: Tại sao cần phải phân loại thế giới sống?
Câu 4: Phân loại là gì? Có thể căn cứ vào những tiêu chí nào để phân loại sinh vật?
c. Sản phẩm:
– Bài trình bày và câu trả lời của nhóm HS.
d. Tổ chức thực hiện:
…………………………………………
…………………………………………
…………………………………………
Tài liệu có 9 trang, trên đây trình bày tóm tắt 4 trang của Giáo án KHTN 6 Chân trời sáng tạo Bài 22: Phân loại thế giới sống.
Xem thêm các bài giáo án Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Giáo án Bài 21: Thực hành quan sát sinh vật
Giáo án Bài 22: Phân loại thế giới sống
Giáo án Bài 23: Thực hành xây dựng khóa lưỡng phân
Giáo án Bài 24: Virus
Giáo án Bài 25: Vi khuẩn
Giáo án KHTN 6 Chân trời sáng tạo năm 2023 mới nhất,