Đề bài: Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) về một nét sinh hoạt thể hiện vẻ đẹp của con người và truyền thống văn hóa nơi em đang sống
Top 10 bài Viết đoạn văn về một nét sinh hoạt thể hiện vẻ đẹp của con người và truyền thống văn hóa nơi em đang sống
Viết đoạn văn về một nét sinh hoạt thể hiện vẻ đẹp của con người và truyền thống văn hóa nơi em đang sống – Mẫu 1
Giữa lòng thủ đô Hà Nội đầy tấp nập thì đâu đó vẫn có những quán hàng bày bán cốm non. Hương cốm non của đồng quê phả vào trong cơn gió bay ngào ngạt giữa không gian. Từng người bán hàng tay nhanh nhẹn và khéo léo gói những gói cốm nhỏ cho người mua. Góc phố Hà Nội mùa thu thì việc ăn cốm làm cho con người có thể cảm nhận được vị dẻo thơm của hạt gạo theo một nét rất riêng. Dường như Cốm đã trở thành một đặc trưng không thể thiếu của mảnh đất ngàn năm văn hiến, nó không chỉ là một thứ quà ăn vui miệng mà còn níu giữ tâm hồn của những người con Hà Nội.
Viết đoạn văn về một nét sinh hoạt thể hiện vẻ đẹp của con người và truyền thống văn hóa nơi em đang sống – Mẫu 2
Quê em ở Nha Trang. Nhà em cách biển không xa. Những đêm trăng đẹp, em thường được cha mẹ cho ra ngắm biển. Biển quê em đẹp tuyệt vời trong những đêm trăng sáng. Mặt biển như một tấm thảm dát vàng khổng lồ. Xa xa, ánh đèn trên những chiếc thuyền câu lúc ẩn lúc hiện như những ánh sao trong đêm. Trên bãi biển, những du khách đang thả bước một cách thanh bình. Họ như muốn tận hương vẻ đẹp kì diệu của đêm trăng. Một vài bạn nhỏ đang chơi đùa dưới ánh trăng với những trò như cút bắt, trốn tìm. Chơi hết buổi tối mà em cũng chưa muốn về vì luyến tiếc vẻ đẹp của nó.
Viết đoạn văn về một nét sinh hoạt thể hiện vẻ đẹp của con người và truyền thống văn hóa nơi em đang sống – Mẫu 3
Đi dọc con phố Dịch Vọng, Cầu Giấy ta vẫn còn thấy xuất hiện những mẹt bán cốm non. Hương cốm non của đồng quê phả vào trong cơn gió bay ngào ngạt giữa không gian. Từng người bán hàng tay nhanh nhẹn và khéo léo gói những gói cốm nhỏ cho người mua. Góc phố Hà Nội mùa thu thì việc ăn cốm làm cho con người có thể cảm nhận được vị dẻo thơm của hạt gạo theo một nét rất riêng. Dường như Cốm đã trở thành một đặc trưng không thể thiếu của mảnh đất ngàn năm văn hiến, nó không chỉ là một thứ quà ăn vui miệng mà còn níu giữ tâm hồn của những người con Hà Nội.
Viết đoạn văn về một nét sinh hoạt thể hiện vẻ đẹp của con người và truyền thống văn hóa nơi em đang sống – Mẫu 4
Quê tôi là một làng quê nhỏ thuộc vùng ngoại ô thành phố, giống với những làng quê khác, nơi tôi sống cũng có những tập tục lễ hội rất riêng, một trong số đó là hội thi đấu vật. Hội thi đấu vật được tổ chức bốn năm một lần, vào tháng Giêng hàng năm. Trước mội trận đấu khoảng hai tuần, các đô vật từ khắp nơi sẽ đổ về nhà văn hoá làng tôi để đăng ký tham dự. Đến ngày thi đấu, các đô vật sẽ thể hiện hết khả năng và sức mạnh của mình để hạ gục đối thủ. Trong quá trình diễn ra hội thi, ta không chỉ được quan sát nhiều đô vật khoẻ mạnh, cường tráng mà còn được cảm nhận không khí hết sức náo nhiệt, đầy sôi động. Hội thi đấu vật vẫn được tiếp diễn qua từng năm, và ngày càng được mọi người trong làng quan tâm, yêu thích. Tôi tin rằng, nét đẹp truyền thống này sẽ còn tồn tại và tiếp tục phát triển.
Viết đoạn văn về một nét sinh hoạt thể hiện vẻ đẹp của con người và truyền thống văn hóa nơi em đang sống – Mẫu 5
Hằng năm, cứ đến ngày 6/2 âm lịch là nam nữ thanh niên, những người con xa xứ lại tề tựu về làng để dự hội làng. Ngày hội làng quê em thường được tổ chức rất long trọng và rộn rã. Để chuẩn bị cho ngày hội, các cụ bô lão trong làng đã ra quét dọn đình làng, khấn xin thành hoàng cho được tổ chức lễ hội từ chiều ngày hôm trước. Đêm trước lễ hội cũng là đêm vui vẻ nhất bởi các trò chơi văn nghệ, đố vui được làng tổ chức với sự góp vui, tranh tài của tất cả các thôn trong làng. Thôn nào cũng muốn thể hiện tài năng, cũng muốn giành giải nhất để cầu mong cho một năm mới bình an, thuận lợi. Đến ngày mồng 6/2, nghi thức quan trọng nhất là tế thần hoàng làng được đông đảo người dân tham gia. Nhà nào cũng muốn dâng lên Ngài một mâm ngũ quả do chính mình làm ra để tưởng nhớ công ơn lập làng, truyền nghề của đức thành hoàng làng.
Xem thêm lời giải soạn văn lớp 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Câu 1 trang 111 SGK Ngữ văn 7 Tập 1: Mỗi vùng miền trên thế giới đều có những nét riêng trong phong cách ẩm thực. Hãy chia sẻ hiểu biết của em về vấn đề này…
Câu 2 trang 111 SGK Ngữ văn 7 Tập 1: Nếu được yêu cầu giới thiệu về một món ăn đặc sản ở quê em, em sẽ chọn món nào?…
Câu hỏi trang 112 SGK Ngữ văn 7 Tập 1: Tác giả là người vùng nào? Chi tiết nào cho thấy điều đó?…
Câu 1 trang 115 SGK Ngữ văn 7 Tập 1: Những chi tiết nào cho thấy cơm hến là món ăn bình dân?…
Câu 2 trang 115 SGK Ngữ văn 7 Tập 1: Món cơm hến cho thấy đặc điểm gì trong phong cách ăn uống của người Huế?…
Câu 3 trang 115 SGK Ngữ văn 7 Tập 1: Chuyện cơm hến có phải chỉ đơn giản là văn bản giới thiệu một món ăn không? Tác giả bàn tới những điều gì xung quanh món cơm hến?…
Câu 4 trang 116 SGK Ngữ văn 7 Tập 1: Theo em, tại sao tác giả lại cho rằng “một món ăn đặc sản cũng giống như một di tích văn hóa”?…
Câu 5 trang 116 SGK Ngữ văn 7 Tập 1: Hình ảnh chị bán hàng cùng gánh cơm hến và bếp lửa gợi cho suy nghĩ gì về ý thức gìn giữ bản sắc văn hóa của cư dân địa phương?…
Câu 6 trang 116 SGK Ngữ văn 7 Tập 1: Tìm những từ ngữ cho thấy lời văn của bài tản văn Chuyện cơm hến giống như lời tác giả đang trò chuyện với bạn đọc…
Câu 7 trang 116 SGK Ngữ văn 7 Tập 1: Em cảm nhận như thế nào về cái tôi tác giả được thể hiện trong Chuyện cơm hến?…
Xem thêm các bài soạn văn lớp 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Thực hành tiếng Việt lớp 7 trang 110 Tập 1
Chuyện cơm hến
Thực hành tiếng Việt lớp 7 trang 116 Tập 1
Hội lồng tồng
Viết văn bản tường trình