Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:
Tóm tắt Bài thơ “Đường núi” của Nguyễn Đình Thi
Bài giảng: Bài thơ “Đường núi” của Nguyễn Đình Thi – Kết nối tri thức
Tóm tắt bài Bài thơ “Đường núi” của Nguyễn Đình Thi – Mẫu 1
Qua bài bình thơ của Vũ Quần Phương, chúng ta càng cảm nhận sâu sắc hơn tình yêu say đắm đồng đất, núi rừng làng mạc nước non của Nguyễn Đình Thi, được thể hiện bằng cảm xúc trân trọng với bài thơ “Đường núi”.
Tóm tắt bài Bài thơ “Đường núi” của Nguyễn Đình Thi – Mẫu 2
Bài bình thơ của Vũ Quần Phương là cách tiếp nhận bài thơ ở nhiều khía cạnh hơn, cảm nhận của tác giả thực sự sâu sắc và đủ đầy về những khía cạnh dù nhỏ nhất của bài thơ. Phải yêu quý và có sự tưởng tượng, quan sát tinh tế mới vẽ nên được cái hồn của bức tranh thiên nhiên từ trong những điều giản dị như một buổi chiều trên đường núi, với vài nét chấm phá của gió, của suối, của ruộng nương, mái nhà sàn thân thuộc ấy.
Tóm tắt bài Bài thơ “Đường núi” của Nguyễn Đình Thi – Mẫu 3
Bài bình thơ của Vũ Quần Phương là góc nhìn của tác giả sâu sắc và đủ đầy về những khía cạnh dù nhỏ nhất của bài thơ Đường núi của Nguyễn Đình Thi. Tác giả của bài bình thơ đã hóa thân, làm một nhân vật trong bức tranh thơ để cảm nhận một cách tinh tế nhất những thanh âm trong trẻo và cảm xúc dạt dào mà bài thơ đã gợi ra. Đó là bức tranh về một buổi chiều trên đường núi, với vài nét chấm phá của gió, của suối, của ruộng nương, mái nhà sàn đủ thể hiện tình yêu giản dị của tác giả dành cho thiên nhiên, đất nước.
Tóm tắt bài Bài thơ “Đường núi” của Nguyễn Đình Thi – Mẫu 4
Vũ Quần Phương đã bày tỏ cảm xúc trân trọng với bài thơ “Đường núi” của Nguyễn Đình Thi: Bài thơ “Đường núi” là tình yêu say đắm đồng đất, núi rừng làng mạc nước non của Nguyễn Đình Thi.
Tóm tắt bài Bài thơ “Đường núi” của Nguyễn Đình Thi – Mẫu 5
Bài bình thơ của Vũ Quần Phương giúp người đọc tiếp nhận bài thơ Đường núi ở nhiều khía cạnh hơn, cảm nhận của tác giả thực sự sâu sắc và đủ đầy về những khía cạnh dù nhỏ nhất của bài thơ.
Tóm tắt bài Bài thơ “Đường núi” của Nguyễn Đình Thi – Mẫu 6
Những nét chính của văn bản Bài thơ Đường núi của Nguyễn Đình Thi:
– Bài thơ Đường núi nổi rõ lên lòng yêu đất đai thôn bản say đắm của người viết
– Âm điệu câu thơ là âm điệu của nội tâm, vần bị bỏ rơi
– Độ dài câu thơ có tác dụng như một sự ngưng đọng, sự lắng nghe từ trong kí ức người những lửa bếp chiều, những tia khói xanh trên mái lá
– Cảnh trong bài thơ chỉ được vẽ trong vài nét có tính cách gợi hơn là tả
– Người đọc không thấy mạch liền của ảnh nhưng lại có mạch liền của cảm xúc
– Cái làm chúng ta xúc động lại là cái từ trường cảm xúc thu hút, sắp xếp các hình ảnh đó với nhau
– Cái tài của Nguyễn Đình Thi ở bài thơ này là tạo được một luồng không khí thân yêu trong trẻo run rẩy phủ lấy phong cảnh
Tóm tắt bài Bài thơ “Đường núi” của Nguyễn Đình Thi – Mẫu 7
Tác phẩm là lời bình của tác giả về “Bài thơ Đường Núi của Nguyễn Đình Thi” phân tích bức tranh của chiều rừng, hình ảnh bức chiều. Bên cạnh đó, thể hiện sự đồng cảm của tác giả với nhà thơ.
Tóm tắt bài Bài thơ “Đường núi” của Nguyễn Đình Thi – Mẫu 8
– Tác giả như muốn nói hết nỗi lòng của Nguyễn Đình Thi
– Ông cố gắng dùng những ngôn từ hay nhất để phân tích bài thơ:
+ Cái từ trường cảm xúc thu hút, sắp xếp các hình ảnh
+ Tình cảm say đắm đồng đất, núi rừng lạc mạc nước non mình
+ Ánh nhìn rơi vào đâu cũng thấy rung rinh, xao xuyến, bay múa, ca hát
Tóm tắt bài Bài thơ “Đường núi” của Nguyễn Đình Thi – Mẫu 9
Văn bản giúp người đọc hiểu hơn về bức tranh thiên nhiên vô cùng giản dị, sinh động về bức tranh buổi chiều trong bài thơ Đường Núi. Qua đó thể hiện sự đồng cảm của Vũ Quần Phương với tâm tư, tình cảm yêu mến của tác giả dành cho quê hương của tác giả Nguyễn Khoa Điềm.
Đôi nét về tác giả, tác phẩm
1. Tác giả Vũ Quần Phương
Tiểu sử
– Vũ Quần Phương (1940) tên thật là Vũ Ngọc Chúc
– Quê quán: sinh ra ở quê mẹ tại Từ Lêm, Hà Nội, quê cha ở Hải Hậu, Nam Định
– Là nhà thơ, nhà báo và nhà phê bình văn học
Sự nghiệp
– Ngoài làm thơ và viết phê bình văn học, ông còn dịch thơ đăng trên các sách, báo và tạp chí văn học. Ông được nhận giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2007.
– Các tác phẩm tiêu biểu: Cỏ mùa xuân (1966), Hoa trong cây (1977), Vầng trăng trong xe bò (tập thơ, 1988)…
2. Tác phẩm Bài thơ Đường núi của Nguyễn Đình Thi
Tìm hiểu chung
a. Xuất xứ
– Trích Thơ hay có lời bình 100 bài, Vân Long tuyển chọn
b. Bố cục Bài thơ Đường núi của Nguyễn Đình Thi
Văn bản Bài thơ Đường núi của Nguyễn Đình Thi được chia thành 3 phần:
– Phần 1 (từ đầu đến “say đắm của người viết”): Giới thiệu giá trị nghệ thuật của bài thơ Đường núi
– Phần 2 (tiếp theo đến “xao xuyến, bay múa, ca hát”): Giá trị nội dung, nghệ thuật của bài thơ Đường núi
– Phần 3 (còn lại): Khẳng định cái tài của Nguyễn Đình Thi
c. Thể loại
Văn bản Bài thơ Đường núi của Nguyễn Đình Thi Văn thuộc thể loại văn bản nghị luận
d. Phương thức biểu đạt
Phương thức biểu đạt của văn bản Bài thơ Đường núi của Nguyễn Đình Thi là nghị luận
Giá trị nội dung, nghệ thuật
a. Giá trị nội dung của văn bản Bài thơ Đường núi của Nguyễn Đình Thi
Bài bình thơ của Vũ Quần Phương giúp người đọc tiếp nhận bài thơ Đường núi ở nhiều khía cạnh hơn, cảm nhận của tác giả thực sự sâu sắc và đủ đầy về những khía cạnh dù nhỏ nhất của bài thơ.
b. Giá trị nghệ thuật của văn bản Bài thơ Đường núi của Nguyễn Đình Thi
– Cách triển khai ý kiến, lí lẽ mạch lạc, rõ ràng
– Ngôn từ bình dị, gần gũi
– Lối viết hấp dẫn, thuyết phục
– Cách lựa chọn từ ngữ, hình ảnh giàu sức gợi tả, gợi cảm.