trọn bộ Giáo án Tin học 6 Cánh diều bản word trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại ( cho 1 bài Giáo án lẻ bất kì):
B1: –
B2:
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Tiết theo KHBD: 02
CHỦ ĐỀ A: MÁY TÍNH VÀ CỘNG ĐỒNG
BÀI 2: LƯU TRỮ VÀ TRAO ĐỔI THÔNG TIN
Thời gian thực hiện: (01tiết)
I. Mục tiêu:
1. Về kiến thức: Giúp HS nắm được:
– Nhận biết được thế nào là lưu trữ và trao đổi thông tin
– Nhận biết được khái niệm dữ liệu.
– Nêu được ví dụ minh họa mối quan hệ giữa dữ liệu và thông tin.
– Biết được tầm quan trọng của thông tin và trao đổi thông tin trong cuộc sống hằng ngày.
2. Về năng lực:
2.1. Năng lực chung
Thực hiện bài học này sẽ góp phần hình thành và phát triển một số thành tố năng lực chung của học sinh như sau:
– Năng lực tự học: Học sinh có khả năng tự đọc sách giáo khoa và kết hợp với gợi ý của giáo viên để trả lời câu hỏi khái niệm về lưu trữ và trao đổi thông tin, dữ liệu, mối quan hệ giữa dữ liệu và thông tin. HS tự hoàn thành được các nhiệm vụ học tập chuẩn bị ở nhà và tại lớp.
– Năng lực giao tiếp và hợp tác: HS phân công được nhiệm vụ trong nhóm, biết hỗ trợ nhau, trao đổi, thảo luận, thống nhất được ý kiến trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Học sinh lấy thêm được các ví dụ về mối quan hệ giữa dữ liệu và thông tin, biết cách vận dụng, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
2.2. Năng lực Tin học:
Thực hiện bài học này sẽ góp phần hình thành và phát triển một số thành tố năng lực Tin học của học sinh như sau:
Năng lực A (NLa):
– Phát triển năng lực sử dụng và quản lý các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông.
Năng lực C (NLc):
– Sắp xếp được một cách logic và trình bày được dưới dạng sơ đồ tư duy các ý tưởng, khái niệm.
– Tạo được sơ đồ tư duy đơn giản bằng phần mềm.
Năng lực D (NLd):
– Năng lực ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong học và tự học
Năng lực E (NLe):
– Năng lực hợp tác trong môi trường số.
3. Về phẩm chất:
Thực hiện bài học này sẽ góp phần hình thành và phát triển một số thành tố phẩm chất của học sinh như sau:
– Nhân ái: Thể hiện sự cảm thông và sẳn sàng giúp đỡ bạn trong quá trình thảo luận nhóm.
– Chăm chỉ: Thực hiện đầy đủ các hoạt động học tập một cách tự giác, tích cực.
– Trung thực: Thật thà, thẳng thắn trong báo cáo kết quả hoạt động cá nhân và theo nhóm, trong đánh giá và tự đánh giá.
– Trách nhiệm: Hoàn thành đầy đủ, có chất lượng các nhiệm vụ học tập.
II. Thiết bị dạy học và học liệu:
1. Thiết bị dạy học:
– Phấn, bảng, máy tính, máy chiếu.
2. Học liệu:
– GV: SGK, SBT, tài liệu tham khảo
– HS: SGK, bảng nhóm, bút lông, bút dạ, phấn.
III. Tiến trình dạy học:
1. Hoạt động 1: Khởi động (5 phút)
a) Mục tiêu:
– Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
– Nhận biết được vai trò quan trọng của hoạt động thông tin trong đời sống.
b) Nội dung:
– GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm:
– Vai trò của hoạt động thông tin trong cuộc sống.
d) Tổ chức thực hiện: Giao nhiệm vụ, học sinh báo cáo, đánh giá và nhận xét.
Hoạt động của GV và HS
|
Nội dung
|
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
– Cả lớp thảo luận trả lời câu hỏi và ghi vào phiếu học tập:
+ Khi em đang tham gia giao thông cùng với các bạn ngoài đường, nếu nhìn thấy đèn tín hiệu giao thông màu đỏ thì em sẽ làm gì?
* Thực hiện nhiệm vụ học tập:
– Học sinh suy nghĩ và trả lời câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên.
* Báo cáo kết quả thảo luận:
– HS báo cáo kết quả trả lời câu hỏi của mình thông qua phiếu học tập.
– GV gọi một số bạn học sinh trả lời và đánh giá câu trả lời của các bạn.
* Kết luận, nhận định:
– GV nhận xét câu trả lời của học sinh và chốt lại kiến thức: Khi chúng ta tham gia giao thông và nhìn thấy tín hiệu đèn giao thông màu đỏ chúng ta sẽ phải dừng lại và nhắc mọi người đi cùng cũng dừng lại thì chúng ta sẽ gọi đó là hoạt động thông tin trong đời sống của chúng ta. Vậy hoạt động thông tin có quan trọng không và nó được diễn ra theo các quá trình nào thì chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay: “ Lưu trữ và trao đổi thông tin”.
|
|
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (30 phút)
Hoạt động 2.1: Lưu trữ thông tin (10 phút)
a, Mục tiêu:
– Nhận biết khái niệm lưu trữ thông tin
– Vai trò quan trọng của lưu trữ thông tin
– Nhận biết khái niệm dữ liệu.
b, Nội dung:
– Lưu trữ thông tin
c, Sản phẩm:
– Khái niệm lưu trữ thông tin, dữ liệu
– Vai trò của lưu trữ thông tin
d, Tổ chức thực hiện: Giao nhiệm vụ, học sinh báo cáo, đánh giá và nhận xét
Hoạt động của GV và HS
|
Nội dung
|
* Giáo viên giao nhiệm vụ học tập 1:
– Thảo luận nhóm và đại diện các nhóm trả lời, hoàn thành các câu hỏi sau:
Câu 1: Tại sao khi nghe thầy cô giảng bài xong chúng ta phải ghi chép vào vở?
Câu 2: Tại sao khi phóng viên đi phỏng vấn phải ghi chép vào sổ tay và bật máy ghi âm?
* HS thực hiện nhiệm vụ
GV: Quan sát các nhóm hoạt động, hỗ trợ các cá nhân hoặc nhóm gặp khó khăn. Có thể cho phép các em HS khá, giỏi hỗ trợ các bạn trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ nhanh hơn.
HS: Các nhóm thảo luận, thống nhất kết quả luận ghi vào bảng nhóm, phân công thành viên nhóm chuẩn bị báo cáo kết quả khi hết thời gian quy định thảo luận nhóm.
* Báo cáo, thảo luận
– GV gọi đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả hoạt động.
– HS: Đại diện các nhóm nhận xét, đánh giá kết quả hoạt động của nhóm khác.
* Kết luận, nhận định
– Giáo viên đánh giá, nhận xét.
– Giáo viên chốt nội dung: Cả hai hoạt động ghi chép của học sinh khi nghe thầy cô giảng bài và ghi chép, ghi âm của phóng viên khi phỏng vấn được gọi là hoạt động lưu trữ thông tin.
* Giáo viên giao nhiệm vụ học tập 2:
– Thảo luận nhóm và đại diện các nhóm trả lời, hoàn thành câu hỏi sau:
+ Tại sao học sinh cần phải ghi chép sau khi nghe thầy cô giảng bài, phóng viên phải ghi chép vào sổ, ghi âm khi phỏng vấn?
* HS thực hiện nhiệm vụ:
GV: Quan sát các nhóm hoạt động, hỗ trợ các các nhân hoặc nhóm gặp khó khăn. Có thể cho phép các em HS khá, giỏi hỗ trợ các bạn trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ nhanh hơn.
HS: Các nhóm thảo luận, thống nhất kết quả luận ghi vào bảng nhóm, phân công thành viên nhóm chuẩn bị báo cáo kết quả khi hết thời gian quy định thảo luận nhóm.
* Báo cáo, thảo luận
– GV gọi đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả hoạt động.
– HS: Đại diện các nhóm nhận xét, đánh giá kết quả hoạt động của nhóm khác.
* Kết luận, nhận định
– Giáo viên đánh giá, nhận xét.
– Giáo viên chốt nội dung: Nếu trong hoạt động thông tin chúng ta không tiến hành lưu trữ thông tin vào vật mang tin thì sẽ dẫn đến việc thất thoát thông tin, còn việc lưu trữ trực tiếp thông tin trong bộ não con người gọi là ghi nhớ.
* Giáo viên giao nhiệm vụ học tập 3:
– Thảo luận nhóm và đại diện các nhóm trả lời, hoàn thành câu hỏi sau:
+ Nếu một hôm em bị ốm không đi học, sau đó em mượn vở bạn chép lại bài thì nội dung được bạn ghi chép trong vở có phải là thông tin không?
* HS thực hiện nhiệm vụ:
GV: Quan sát các nhóm hoạt động, hỗ trợ các các nhân hoặc nhóm gặp khó khăn. Có thể cho phép các em HS khá, giỏi hỗ trợ các bạn trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ nhanh hơn.
HS: Các nhóm thảo luận, thống nhất kết quả luận ghi vào bảng nhóm, phân công thành viên nhóm chuẩn bị báo cáo kết quả khi hết thời gian quy định thảo luận nhóm.
* Báo cáo, thảo luận
– GV gọi đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả hoạt động.
– HS: Đại diện các nhóm nhận xét, đánh giá kết quả hoạt động của nhóm khác.
* Kết luận, nhận định
– Giáo viên đánh giá, nhận xét.
– Giáo viên chốt nội dung: Khi chúng ta chép nội dung của bạn vào trong vở, nếu chúng ta biết được những gì chúng ta chép thì nội dung đó được gọi là thông tin, còn nếu chúng ta chép mà không hiểu nội dung đó thì nội dung chúng ta chép chỉ được coi là dữ liệu. Có 3 dạng dữ liệu cơ bản là: Dạng chữ và số, dạng hình ảnh, dạng âm thanh.
|
1. Lưu trữ thông tin
– Lưu trữ thông tin là hoạt động đưa thông tin vào vật mang tin.
– Lưu trữ thông tin rất quan trọng. Việc lưu trữ thông tin trực tiếp trong bộ não con người gọi là ghi nhớ.
– Dữ liệu là tên gọi chung của thông tin được chứa trong vật mang tin. Có 3 dạng dữ liệu: Dạng chữ và số, dạng hình ảnh, dạng âm thanh.
– Dữ liệu là thông tin dưới dạng được chứa trong vật mang tin.
|
…………………………………………
…………………………………………
…………………………………………
Tài liệu có 14 trang, trên đây trình bày tóm tắt 6 trang của Giáo án Tin học 6 Cánh diều Bài 2: Lưu trữ và trao đổi thông tin.
Xem thêm các bài giáo án Tin học 6 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Giáo án Bài 3: Máy tính trong hoạt động thông tin
Giáo án Bài 4: Biểu diễn văn bản, hình ảnh, âm thanh trong máy tính
Giáo án Bài 5: Dữ liệu trong máy tính
Giáo án Bài 1: Khái niệm và lợi ích của mạng máy tính
Giáo án Bài 2: Các thành phần của mạng máy tính
Giáo án Tin học 6 Cánh diều năm 2023 mới nhất, Mua tài liệu có đáp án, ấn vào đây