Giải bài tập Địa lí 6 Bài 18: Biển và đại dương
Câu hỏi giữa bài
Câu hỏi 1 trang 173 Địa Lí lớp 6: Dựa vào hình 18.1, em hãy kể tên các đại dương trên thế giới.
Trả lời:
Các đại dương trên thế giới là: Bắc Băng Dương, Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.
Câu hỏi 2 trang 174 Địa Lí lớp 6: Đọc thông tin trong bài và quan sát hình 18.1, em hãy:
– Cho biết sự khác biệt về nhiệt độ và độ muối giữa vùng nhiệt đới và vùng biển ôn đới.
– Giải thích tại sao có sự khác biệt như vậy?
Trả lời:
– Sự khác biệt về nhiệt độ và độ muối giữa vùng nhiệt đới và vùng biển ôn đới
+ Độ muối biển ở vùng biển nhiệt đới cao nhất và cao hơn độ muối ở vùng biển ôn đới.
+ Nhiệt độ trung bình ở vùng biển nhiệt đới rơi vào khoảng 27,30C, cao nhiệt độ trung bình ở vùng biển ôn đới khoảng 150C đến dưới 50C.
– Nguyên nhân nhiệt độ vùng nhiệt đới và vùng biển ôn đới khác nhau là do
+ Vị trí địa lí.
+ Điều kiện khí hậu.
+ Một số điều kiện tự nhiên khác (nước, đất,…).
– Nguyên nhân độ muối giữa vùng nhiệt đới và vùng biển ôn đới khác nhau là do
+ Nguồn nước sông chảy vào.
+ Độ bốc hơi của nước trên biển và đại dương khác nhau.
Câu hỏi 3 trang 174 Địa Lí lớp 6: Dựa vào thông tin trong bài và hình 18.2, em hãy trình bày khái niệm sóng biển và sóng thần. Cho biết nguyên nhân hình thành hai loại sóng này.
Trả lời:
– Sóng biển là sự dao động của các phân tử nước do gió.
– Sóng thần là loại sóng cao vài chục mét, gây nhiều tác hại nghiêm trọng do động đất hoặc núi lửa hoạt động ngầm dưới đáy biển mà hình thành.
Câu hỏi 4 trang 175 Địa Lí lớp 6: Đọc thông tin trong bài và quan sát hình 18.3, em hãy:
– Trình bày khái niệm về hiện tượng thủy triều.
– Cho biết thế nào là triều cường? Thế nào là triều kém?
– Xác định thời điểm xảy ra triều cường và thời điểm xảy ra triều kém.
Trả lời:
– Thủy triều là hiện tượng nước biển có lúc dâng lên, lấn sâu vào đất liền, có lúc lại rút xuống, lùi ra xa.
– Triều cường là những ngày thủy triều dao động nhiều nhất.
– Triều kém là những ngày thủy triều dao động ít nhất.
– Thời điểm xảy ra triều cường: Xảy ra khi Mặt Trăng – Mặt trời và Trái Đất nằm thẳng hàng với nhau, tức là vào ngày 30-1 và 15-16 âm lịch hàng tháng.
– Thời điểm xảy ra triều kém: Xảy ra vào thời điểm Mặt Trăng và Trái Đất tạo một góc vuông với Mặt Trời.
Câu hỏi 5 trang 176 Địa Lí lớp 6: Dựa vào hình 18.4 và kiến thức học, em hãy kể tên các dòng biển trong các đại dương. Cho biết hướng chảy của các dòng biển nóng, dòng biển lạnh.
Trả lời:
– Các dòng biển trong các đại dương:
+ Dòng biển nóng: Nam xích đạo, Bắc Thái Bình Dương, A-la-xca, Gơn-xtơ-rim, Bắc Đại Tây Dương, Ghi-nê, Guy-an, Bra-xin, Mô dăm bích, Bắc xích đạo, Ngược xích đạo,…
+ Dòng biển lạnh: Tây Ô-xtrây-li-a, Xô-ma-li, Ca-li-phooc-li-a, Pê-ru, Ca-na-ri, Theo gió Tây, Ben-ghê-la,…
– Hướng chảy của các dòng biển nóng, dòng biển lạnh:
+ Dòng biển nóng chảy từ xích đạo về các hướng các cực.
+ Dòng biển lạnh chuyển động từ 400 Bắc hoặc Nam về vùng xích đạo.
Luyện tập – Vận dụng
Luyện tập trang 176 Địa Lí lớp 6: 1. Em hãy lập sơ đồ thể hiện ba dạng vận động chính của nước biển và đại dương.
2. Tìm mối quan hệ giữa nhiệt độ và độ muối của nước biển, đại dương.
Trả lời:
1. Sơ đồ thể hiện ba dạng vận động chính của nước biển và đại dương
Học sinh có thể tham khảo sơ đồ sau hoặc vẽ sơ đồ theo trí tưởng tưởng của mình.
2. Mối quan hệ giữa nhiệt độ và độ muối của nước biển, đại dương
Nhiệt độ làm ảnh hướng tới độ muối trong nước biển và đại dương do nhiệt độ có tác động tới độ bốc hơi của nước biển. Càng lên vĩ độ cao nhiệt độ càng giảm dần, dẫn tới độ muối có xu hướng giảm dần (từ vĩ độ thấp lên vùng vĩ độ cao).
Vận dụng trang 176 Địa Lí lớp 6: Nêu những lợi ích kinh tế mà sóng, thủy triều và dòng biển đem tại cho chúng ta. Liên hệ với Việt Nam.
Trả lời:
– Những lợi ích kinh tế mà sóng, thủy triều và dòng biển đem tại cho chúng ta
+ Phát triển công nghiệp năng lượng, sản xuất điện năng.
+ Phát triển ngư nghiệp (đánh bắt hải sản).
+ Nghiên cứu khoa học, thủy văn, quân sự,…
– Tại Việt Nam, con người đã biết sử dụng thủy triều để phục vụ
+ Công nghiệp: Sản xuất điện (năng lượng sóng, thủy triều).
+ Ngư nghiệp: Đánh bắt hải sản (ngư trường thủy sản).
+ Nghiên cứu khoa học, thủy văn, quân sự,…