Giải sách bài tập Toán lớp 5 Luyện tập chung về diện tích hình tam giác và hình thang
Bài 205 trang 38 Bài tập Toán 5: Đúng ghi Đ, sai ghi S:
a) Diện tích hình tam giác ABC bằng diện tích hình thang MNPQ. |
|
b) Diện tích hình tam giác ABC lớn hơn diện tích hình thang MNPQ. |
|
c) Diện tích hình tam giác ABC bé hơn diện tích hình thang MNPQ. |
|
Lời giải
a) Diện tích hình tam giác ABC bằng diện tích hình thang MNPQ. |
S |
b) Diện tích hình tam giác ABC lớn hơn diện tích hình thang MNPQ. |
Đ |
c) Diện tích hình tam giác ABC bé hơn diện tích hình thang MNPQ. |
S |
Bài 206 trang 38 Bài tập Toán 5: Một bạn đã dùng một tờ giấy màu đỏ hình chữ nhật có chiều dài 60 cm, chiều rộng 40 cm để cắt các hình lá cờ. Mỗi lá cờ là một hình tam giác vuông có hai cạnh góc vuông lần lượt là 10cm và 5cm. Hỏi bạn đó đã cắt được nhiều nhất bao nhiêu lá cờ?
Lời giải
Diện tích tờ giấy hình chữ nhật là:
60 × 40 = 2400 (cm2)
Diện tích một lá cờ hình tam giác vuông là:
10 × 5 : 2 = 25 (cm2)
Số lá cờ cắt được là:
2400 : 25 = 96 (lá cờ)
Cách 2: Ta chia chiều dài tờ giấy thành 6 phần, mỗi phần 10 cm, chiều rộng tờ giấy thành 8 phần, mỗi phần Như vậy tờ giấy được chia thành 48 ô hình chữ nhật, mỗi ô có chiều dài 10 cm và chiều rộng 5 cm (xem hình vẽ dưới đây).
– Mỗi ô cắt được 2 lá cờ hình tam giác vuông có hai cạnh góc vuông lần lượt là : 10 cm và 5 cm.
– Số lá cờ cắt được là :
2 × 48 = 96 (lá cờ)
Hoặc có thể chia cách khác:
– Chia chiều dài tờ giấy thành 12 phần, mỗi phần 5 cm; chiều rộng tờ giấy thành 4 phần, mỗi phần 10 cm. Ta được 48 ô hình chữ nhật, mỗi ô có chiều dài 10 cm; chiều rộng 5 cm.
– Tương tự như trên, mỗi ô cắt được 2 lá cờ. Vậy cắt được:
2 × 48 = 96 (lá cờ).
Bài 207 trang 38 Bài tập Toán 5: Cho hình thang vuông ABCD có kích thước như hình vẽ. Tính:
a) Diện tích hình thang ABCD;
b) Diện tích hình tam giác ABC.
Lời giải
a) Diện tích hình thang ABCD là:
(50 + 30) × 25 : 2 = 1000 (cm2)
b) Diện tích hình tam giác ADC là:
25 × 50 : 2 = 625 (cm2)
Diện tích hình tam giác ABC là:
1000 – 625 = 375 (cm2)
Đáp số: a) 1000 cm2 ; b) 375 cm2
Bài 208 trang 38 Bài tập Toán 5: Đúng ghi Đ, sai ghi S:
Cho hình tam giác ABC với M là trung điểm cạnh BC; AH = 10 cm ; BC = 12 cm.
a) Diện tích hình tam giác ABM lớn hơn diện tích hình tam giác AMC
b) Diện tích hình tam giác ABM bằng diện tích hình tam giác AMC
c) Diện tích hình tam giác ABM bằng nửa diện tích hình tam giác ABC
Lời giải:
a) Diện tích hình tam giác ABM lớn hơn diện tích hình tam giác AMC
b) Diện tích hình tam giác ABM bằng diện tích hình tam giác AMC
c) Diện tích hình tam giác ABM bằng nửa diện tích hình tam giác ABC
Gợi ý “giải thích”:
– Diện tích hình tam giác ABC là:
12 × 10 : 2 = 60 (cm2)
Ta có: BM = MC = 12 : 2 = 6 (cm)
– Diện tích hình tam giác ABM là:
6 × 10 : 2 = 30 (cm2)
– Diện tích hình tam giác AMC là:
6 × 10 : 2 = 30 (cm2)
So sánh các diện tích trên, ta có thể ghi Đ hoặc S vào ô trống.
Bài 209 trang 39 Bài tập Toán 5: Cho hình thang ABCD có kích thước như hình vẽ. Tính:
a) Diện tích hình thang ABCD.
b) Diện tích hình tam giác BEC.
c) Tỉ số của diện tích hình tam giác BEC và diện tích hình thang ABED.
Lời giải
a)
Độ dài cạnh đáy DC là:
36 + 10 = 46 (cm)
Diện tích hình thang ABCD là:
(24 + 46) × 18 : 2 = 630 (cm2)
b)
Diện tích hình tam giác BEC là:
10 × 18 : 2 = 90 (cm2)
c)
Diện tích hình thang ABED là:
630 – 90 = 540 (cm2)
Tỉ số diện tích hình tam giác BEC và diện tích hình thang ABED là:
Đáp số: a) 630cm2; b) 90cm2; c)
Bài 210 trang 39 Bài tập Toán 5: Một hình tam giác có đáy 20cm, chiều cao 12 cm. Một hình thang có diện tích bằng diện tích hình tam giác và có chiều cao bằng 10 cm. Tính trung bình cộng độ dài 2 đáy của hình thang.
Lời giải
Diện tích hình tam giác là:
20 × 12 : 2 = 120 (cm2)
Vì diện tích hình thang bằng diện tích hình tam giác nên diện tích hình thang là 120 cm2.
Trung bình cộng độ dài 2 đáy của hình thang là:
120 : 10 =12 (cm)
Đáp số: 12cm
Xem thêm