Giáo án Toán lớp 5 Hình tam giác
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Giúp HS:
– Nhận biết đặc điểm của hình tam giác có: ba cạnh, ba đỉnh, ba góc
– Phân biệt ba dạng hình tam giác (phân loại theo góc)
2. Kĩ năng.
– Nhận biết đáy và đường cao (tương ứng) của hình tam giác.
3. Thái độ: Yêu thích môn Toán
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên : Các dạng hình tam giác như SGK; Ê-ke
2. Học sinh : Thước kẻ, bút chì.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Nội dung kiến thức và kĩ năng cơ bản |
Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học |
|
Hoạt động của thầy |
Hoạt động của trò |
|
I.Ổn định tổ chức II.Kiểm tra bài cũ |
– Hát đầu giờ. – GV yêu cầu nhắc lại 1 số dặc điểm của hình tam giác – GV nhận xét, cho điểm |
– học sinh hát. – 2 HS lên bảng – Nhận xét, bổ sung |
III. Bài mới. 1. Giới thiệu bài: |
– Nêu mục đích tiết học |
– HS lắng nghe |
2. Các hoạt động chính: 2.1 HĐ1. Giới thiệu đặc điểm của hình tam giác. MT: HS nắm được các đặc điểm của hình tam giác. |
– GV vẽ lên bảng hình tam giác ABC và yêu cầu HS nêu rõ: Các yếu tố của tam giác. |
– 1 HS lên bảng vừa chỉ vào bảng vừa nêu. HS cả lớp theo dõi và bổ sung ý kiến. |
2.2 HĐ2. Giới thiệu ba dạng hình tam giác (theo góc) MT: HS nhận biết được 3 dạng hình tam giác. |
– GV vẽ lên bảng 3 hình tam giác như SGK và yêu cầu HS nêu rõ tên góc, dạng góc của từng hình tam giác. |
– HS quan sát các hình tam giác và nêu. – HS nghe GV giới thiệu và nhắc lại. |
– GV vẽ lên bảng một số hình tam giác có đủ 3 dạng trên và yêu cầu HS nhận dạng của từng hình. |
– HS thực hành nhận biết 3 dạng hình tam giác (theo góc). |
|
2.3. HĐ3 . Giới thiệu đáy và đường cao của hình tam giác Đường cao AH của tgiác ABC đi qua đỉnh A và ⊥ với đáy BC. |
– GV vẽ lên bảng hình tam giác ABC có đường cao AH như SGK. |
– HS quan sát hình tam giác. |
– GV yêu cầu: Hãy quan sát hình và mô tả đặc điểm của đường cao AH. |
– HS cùng quan sát, trao đổi và rút ra kết luận: |
|
– GV vẽ 3 hình tam giác ABC theo 3 dạng khác nhau lên bảng, vẽ đường cao của từng tam giác, sau đó yêu cầu HS dùng ê ke để kiểm tra để thấy đường cao luôn vuông góc với đáy. |
– 1 HS làm trên bảng, HS dưới lớp kiểm tra các hình của SGK. |
|
2.4 HĐ4. Luyện tập thực hành.Bài 1: MT: HS viết được tên 3 góc, 3 cạnh |
– GV gọi HS đọc đề bài toán và tự làm bài. |
– 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập. – HS lên bảng làm bài vừa chỉ hình vừa giới thiệu với cả lớp 3 góc và 3 cạnh của từng hình tam giác. |
– GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng. |
– 1 HS nhận xét bài làm của bạn, sau đó HS cả lớp đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau. |
|
Bài 2 MT: HS luyện kĩ năng chỉ các đường cao tương ứng với đáy: |
– GV yêu cầu HS quan sát hình, dùng ê ke kiểm tra và nêu đường cao, đáy tương ứng của từng hình tam giác. |
– HS làm bài vào vở bài tập, sau đó 1 HS nêu trước lớp, HS cả lớp theo dõi và nhận xét. |
Bài 3: MT: HS vận dụng kiến thức đã học để so sánh diện tích |
– GV gọi HS đọc đề bài toán. |
– 1 HS đọc đề bài toán trước lớp. |
– GV hướng dẫn: Dựa vào số ô vuông có trong mỗi hình, em hãy so sánh diện tích của các hình với nhau. |
– HS làm bài vào vở bài tập, sau đó 1 HS đọc bài làm của mình trước lớp, HS cả lớp theo dõi, bổ sung ý kiến và thống nhất. |
|
IV. Củng cố V. Dặn dò. |
– Yêu cầu hs nhắc lại nội dung tiết học. – GV nhận xét tiết học – Yêu cầu HS nắm vững và hiểu nội dung bài học. |
– 1,2 học sinh trả lời. |
IV. RÚT KINH NGHIỆM BỔ SUNG:
……………………………………………………………………
……………………………………………………………………
……………………………………………………………………
Xem thêm