Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 Bài 2: Bác sĩ của nhân dân
Đọc: Bác sĩ của nhân dân trang 13, 14
* Nội dung chính Bác sĩ của nhân dân
Bài đọc ca ngợi người “Bác sĩ của nhân dân” Phạm Ngọc Thạch – một tấm gương tiêu biểu cho các thế hệ thầy thuốc Việt Nam.
* Khởi động
Câu hỏi trang 13 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Nói điều em biết về công việc của những người trong ảnh dưới đây:
Trả lời: Công việc của những người trong ảnh là bác sĩ. Họ làm những việc như chẩn đoán, chữa trị bệnh cho bệnh nhân.
* Khám phá và luyện tập
Đọc
Văn bản: Bác sĩ của nhân dân
Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch là một tấm gương tiêu biểu cho các thế hệ thầy thuốc Việt Nam.
Sinh thời, ông có công rất lớn trong việc tìm ra cách phòng và chữa bệnh lao phổi. Dù ở đâu, bất cứ lúc nào người bệnh cần ông đều có mặt để thăm khám và chữa trị kịp thời. Không ít lần, ông đã tự tiếp máu của mình cho người bệnh. Hình ảnh quen thuộc, thân thương của ông trong chiếc áo choàng trắng với ống nghe, ân cần thăm hỏi từng bệnh nhân, túc trực bên giường những người bệnh nặng… còn mãi trong tâm trí đồng nghiệp.
Mọi người gọi ông là “Bác sĩ của nhân dân”. Nhiều bệnh viện, trường học và các công trình trên mọi miền đất nước được vinh dự mang tên ông. Từ năm 2009, tên của bác sĩ Phạm Ngọc Thạch được đặt cho giải thưởng nhằm vinh danh những y, bác sĩ trẻ tích cực học tập, không ngừng rèn luyện và cống hiến cho ngành Y tế nước nhà.
Minh Đức
* Câu hỏi, bài tập
Câu 1 trang 14 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Đoạn đầu tiên của bài đọc cho biết bác sĩ Phạm Ngọc Thạch là người như thế nào?
Trả lời: Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch là một tấm gương tiêu biểu cho các thế hệ thầy thuốc Việt Nam.
Câu 2 trang 14 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Tìm những chi tiết cho thấy bác sĩ Phạm Ngọc Thạch hết lòng với công việc.
Trả lời:
– Dù ở đâu, bất cứ lúc nào bệnh nhân cần, ông đều có mặt để thăm khám và chữa trị kịp thời.
– Không ít lần, ông đã tự tiếp máu của mình cho người bệnh.
– Ân cần thăm hỏi từng bệnh nhân, túc trực bên giường những người bệnh nặng.
Câu 3 trang 14 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Những hình ảnh nào của bác sĩ Phạm Ngọc Thạch còn mãi trong tâm trí đồng nghiệp?
Trả lời: Hình ảnh quen thuộc, thân thương của ông trong chiếc áo choàng trắng với ống nghe, ân cần thăm hỏi từng bệnh nhân, túc trực bên giường những người bệnh nặng… còn mãi trong tâm trí đồng nghiệp.
Câu 4 trang 14 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Theo em, vì sao mọi người gọi Phạm Ngọc Thạch là “Bác sĩ của nhân dân”
Trả lời: Vì ông có nhiều cống hiến cho y học, hết lòng vì người bệnh, tận tâm với nghề, là tấm gương tiêu biểu cho các thế hệ thầy thuốc ở Việt Nam.
Câu 5 trang 14 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Việc lấy tên của bác sĩ Phạm Ngọc Thạch đặt cho giải thưởng nhằm vinh danh cho những y, bác sĩ trẻ nói lên điều gì?
Trả lời: Việc lấy tên của bác sĩ Phạm Ngọc Thạch đặt cho giải thưởng nhằm vinh danh cho những y, bác sĩ trẻ cho thấy công ơn lớn lao của bác sĩ Phạm Ngọc Thạch với nền y học Việt Nam, ông xứng đáng là tấm gương sáng về sự tích cực, không ngừng rèn luyện và cống hiến cho tất cả các bác sĩ thế hệ sau noi theo.
Nói và nghe: Nghe – kể câu chuyện về lòng nhân ái trang 14, 15
Câu 1 trang 14 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Nghe kể chuyện:
Sự tích hồ Ba Bể
Truyện cổ tích Việt Nam
Trả lời: Học sinh lắng nghe giáo viên kể câu chuyện
Câu 2 trang 14 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Ghi chép lại các sự việc chính của câu chuyện
Trả lời:
Bà lão đến xin ăn ở lễ hội cầu Phật nhưng không ai cho.
Hai mẹ con bà góa cho bà ở lại và được bà cảnh báo, chỉ cách tránh lũ lụt.
Hai mẹ con thoát chết nhờ những vật mà bà lão để lại. Họ chèo thuyền đi cứu dân làng.
Vùng đất bị sụt lở ấy hiện nay biến thành một cái hồ rộng lớn gọi là hồ Ba Bể. Còn cái nền nhà của hai mẹ con nổi lên như một cái gò giữa hồ, dân làng gọi là gò Bà Góa.
Câu 3 trang 14 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Kể lại câu chuyện dựa vào nội dung đã ghi chép.
Trả lời:
Câu chuyện: Sự tích Hồ Ba Bể
Ngày xưa, ở vùng Bắc Cạn, mỗi năm dân làng Năm Mẫu đều có tổ chức lễ cúng Phật lớn, gọi là lễ Vô Giá. Dân chúng khắp miền mạn ngược tề tựu lại rất đông. Một hôm, có một bà lão bệnh cùi đến làng dự lễ. Quần áo bà rách rưới, tả tơi. Người bà bốc mùi hôi hám, rất khó chịu, khiến mọi người phải lánh xa. Bà lão hủi này đến nhà nào xin ăn, đều bị xua đuổi, mắng nhiếc. Người ta sợ lây bệnh cùi hủi.
Tuy nhiên, có người biết động lòng thương hại. Đó là một người đàn bà goá, ở với con trai. Bà không kinh tởm, gọi bà lão hủi vào nhà cho ăn uống no đủ. Sau đó, bằng lòng cho bà lão ăn mày ngủ nhờ một đêm, ở góc vựa lúa, trong lều. Đến nửa đêm, hai mẹ con bỗng giật mình thức giấc, nghe có tiếng động ầm ầm dữ dội từ phiá vựa thóc. Mở cửa vựa thóc ra, không thấy bà lão cùi đâu, mà là một con rắn lớn uốn mình ầm ầm như tiếng sấm. Hai mẹ con kinh hãi trở ra, thao thức, lo sợ, không ngủ được nữa. Đến sáng, thấy bà lão đi ra từ vựa thóc, nói:
– Tôi thật sự không phải là người, chỉ giả dạng ăn mày để thử lòng từ thiện của tín hữu nam nữ đến làng Năm Mẫu lễ Phật. Tất cả mọi người đều xua đuổi tôi, ngoại trừ 2 mẹ con nhà này. Họ đều là khẩu Phật tâm xà, sẽ không tránh khỏi hình phạt của bề trên đã giao phó cho tôi thi hành. Hai mẹ con bà biết thương kẻ khốn cùng, cho nên tôi xin báo trước là sắp có tai họa lớn xảy ra. Hễ khi nào thấy có nước nguồn bắt đầu đổ về đây, thì hai mẹ con hãy mau mau chạy lên đỉnh núi mà tránh.
Nói xong, bà lão biến mất. Qua ngày hôm sau, trong lúc mọi người đang chen nhau đến dự lễ Phật giữa làng, bỗng nhiên, nước ở đâu cuồn cuộn đổ tới tứ phía, tràn vào thung lũng. Người ta trèo lên mái nhà, trèo lên cây. Nhưng nước cứ dâng tràn đầy lên mãi, ngập cả những nóc nhà và cây cao. Tất cả mọi người đều bị chết ngộp, trừ 2 mẹ con bà goá kia đã chạy vội thoát lên được trên đỉnh núi cao.
Trên núi, hai mẹ con dựng lên một gian nhà nhỏ sinh sống. Nơi này, về sau trở thành một ngôi làng đông đúc, và ngày nay vẫn có tên là làng Năm Mẫu. Cả thung lũng bị nước tràn ngập thì hoá thành 3 cái hồ rộng lớn, mênh mông như bể, nên người ta gọi là Hồ Ba Bể. Nước ở ba hồ lưu thông nhau, nhưng ghe thuyền không thể đi được từ hồ này sang hồ kia, vì có các đập đá lớn ngăn trở. Hồ Ba Bể rộng bát ngát, nước trong xanh như ngọc bích, nổi bật giữa núi rừng hùng vĩ của miền thượng du Bắc Việt.
Câu 4 trang 14 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Trao đổi với bạn:
a. Hai mẹ con đã làm những việc gì khi gặp bà lão? Những việc làm đó nói lên điều gì?
b. Những việc làm của hai mẹ con với dân làng khi trận lụt xảy ra có ý nghĩa như thế nào?
c. Theo em, câu chuyện nói lên điều gì?
Trả lời:
a. Hai mẹ con đưa bà lão về nhà, cho bà ăn và mời nghỉ lại qua đêm. Những việc làm đó cho thấy hai mẹ con có tấm lòng nhân hậu, thương người như thể thương thân, luôn sẵn lòng giúp đỡ người khác lúc khó khăn.
b. Việc làm của hai mẹ con với dân làng khi xảy ra lụt đã cứu sống được người dân, họ không chỉ nghĩ đến bản thân mình mà còn luôn nghĩ tới tất cả mọi người. Điều này một lần nữa cho thấy tấm lòng nhân ái của hai mẹ con.
c.
Câu chuyện giải thích về sự hình thành của hồ Ba Bể và gò Bà Góa.
“Sự tích hồ Ba Bể” là một câu chuyện mang nhiều ý nghĩa sâu sắc, ca ngợi những người có lòng nhân ái; luôn mở lòng giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn.
Câu chuyện khuyên chúng ta phải có lòng tốt trong cuộc sống, giúp đỡ và bao dung với người khác, những người tốt nhất định sẽ được đền đáp xứng đáng.
Viết: Quan sát, tìm ý cho bài văn miêu tả cây cối trang 15, 16
Câu 1 trang 15 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi:
a. Tác giả dùng những giác quan nào để quan sát cây sầu riêng?
b. Với mỗi giác quan, tác giả cảm nhận được điều gì?
Trả lời:
a. Khứu giác, vị giác, thị giác.
b.
Khứu giác: sầu riêng mùi thơm đậm, bay rất xa, lâu tan trong không khí; hương ngào ngạt xộc vào cánh mũi; thơm mùi mít chín quyện với hương bưởi. Hoa sầu riêng thơm ngát như hương cau, hương bưởi lan tỏa khắp khu vườn.
Vị giác: sầu riêng béo của trứng gà, ngọt vị mật ong già hạn, vị ngọt đam mê.
Thị giác: Hoa sầu riêng đậu từng chùm, màu trắng ngà; cánh hoa nhỏ, lác đác nhụy li ti giữa những cánh hoa. Thân cây khẳng khiu, cao vút, cành ngang thẳng đuột. Lá nhỏ xanh vàng, hơi khép lại tưởng như lá héo.
Câu 2 trang 16 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Quan sát một cây bóng mát được trồng ở trường hoặc nơi em ở và ghi chép lại những điều mà em quan sát được.
Trả lời:
Cao lớn, vững chãi.
Mùa hè: xanh mướt, xum xuê; những quả bàng chín hình bầu dục vỏ vàng rụng xuống.
Mùa thu: lá bàng chuyển sang màu vàng.
Mùa đông: lá bàng rụng hết, chỉ còn thân cây trơ trọi.
Mùa xuân: chồi non nhú lên, màu xanh non tràn đầy sức sống.
* Vận dụng
Câu 1 trang 16 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Thi tìm từ ngữ tả màu sắc, hình dáng của lá cây.
Trả lời: Màu xanh, màu vàng, màu đỏ,…
Hình bầu dục, hình trái tim, dài,…
Câu 2 trang 16 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Nói 1 – 2 câu tả một loại lá cây mà em biết
Trả lời: Lá cây dứa rất dài, hay bên có gai sắc.
Xem thêm các bài giải SGK Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 1: Cuộc phiêu lưu của bồ công anh
Bài 2: Bác sĩ của nhân dân
Bài 3: Xôn xao mùa hè
Bài 4: Trong ánh bình minh
Bài 5: Điều ước của vua Mi-đát