Tác giả tác phẩm: Tôi có một ước mơ – Ngữ văn 11
I. Tác giả Mác-tin Lu-thơ Kinh
– Mác-tin Lu-thơ Kinh (1929 – 1968) là mục sư, nhà hoạt động nhân quyền người Mĩ gốc Phi
– Ông là một trong những nhà lãnh đạo có ảnh hưởng lớn nhất nước Mỹ, niềm tự hào của nhân dân trên thế giới.
– Mác-tin Lu-thơ Kinh nổi tiếng với các bài diễn thuyết liên quan đến các vấn đề nóng của thế giới, về con người, về xã hội và về những điều là bài học của cuộc sống.
– Mục sư Martin Luther King đi vào lịch sử với nhiều thành tựu nổi bật. Trong đó nổi tiếng nhất phải kể đến bài diễn văn Tôi có một ước mơ được đọc ở Washington vào ngày 28-8-1963. Một giấc mơ mà ở đó những đứa trẻ da đen và những đứa trẻ da trắng cùng nắm tay nhau như anh em một nhà.
– Năm 1964, ông được lựa chọn trao giả Nobel hòa bình vì những đóng góp của mình.
II. Tìm hiểu tác phẩm Tôi có một ước mơ
1. Thể loại
Tôi có một ước mơ thuộc thể loại văn nghị luận.
2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác
Tác phẩm ra đời vào ngày 28 – 8 – 1963, Mác-tin Lu-thơ Kinh đã tham gia tổ chức tuần hành tại Oa-sing-ton. Buổi tuần hành nhằm mục đích kêu gọi tham gia đạo luật dân quyền, bình đẳng cho người da đen. Tại đây, Mac-tin đã đọc bài diễn thuyết này.
3. Phương thức biểu đạt
Văn bản Tôi có một ước mơ có phương thức biểu đạt là nghị luận
4. Tóm tắt văn bản Tôi có một ước mơ
Trong tác phẩm “Tôi có một giấc mơ” đã nói lên ước mơ của người da đen một cách rõ ràng nhất, ngay từ mở đầu bằng lời miêu tả cuộc sống của người da đen trên nước mỹ với quá nhiều những khó khăn thử thách như bị kì thị, bị xiền xích, bi cách li. Chính vì thế tác giả nêu lên tầm quen trọng của việc người da đen đứng lên đấu tranh cho quyền sống của mình. Cuối cùng tác giả nêu lên ước mơ của mình cũng là của những người da đen khi sống trên đất Mỹ – Một giấc mơ mà ở đó “những đứa trẻ da đen và những đứa trẻ da trắng cùng nắm tay nhau như anh em một nhà”.
5. Bố cục văn bản Tôi có một ước mơ
Gồm 3 phần
– Phần 1: Từ đầu đến “tình trạng đáng xấu hổ này”: Mục đích hướng tới của tác giả và thực trạng cuộc sống của người da đen trên đất Mỹ.
– Phần 2: Tiếp đến “là sự thật hiển nhiên”: Cuộc đấu tranh của những người da đen.
– Phần 3: Còn lại: Giấc mơ của người da đen ở nước Mỹ.
6. Giá trị nội dung
– Mục đích của văn bản khẳng định quyền bình đẳng của người da đen
– Lời kêu gọi sự đấu tranh giành quyền bình đẳng cho người da đen.
7. Giá trị nghệ thuật
– Sử dụng những hình ảnh, câu văn có sức truyền cảm.
– Lập luận chặt chẽ, thuyết phục
III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Tôi có một ước mơ
1. Thực trạng cuộc sống của người da đen.
– Người da đen đã được kí cam kết tự do: Người Mỹ kí văn kiện Tuyên ngôn giải phóng nô lệ.
=> Đó là ngọn đuốc hi vọng cho người da đen thoát khỏi bất công.
– Tuy nhiên, cuộc sống của người da đen còn rất nhiều bất công: Xiết chặt trong gông cùm của sự cách li và óc kì thị.
=> Cần phải kết thúc ngay.
2. Cuộc đấu tranh của những người da đen.
– Ngọn lửa đấu tranh của những người da đen sẽ không bao giờ tắt.
– Những lưu ý trong cuộc đấu tranh:
+ Không được để cho cuộc phản kháng đầy sáng tạo sa vào bạo loạn.
+ Tinh thần chiến đấu quật cường vừa trào sôi trong cộng đồng người da đen không được đẩy đến chỗ ngờ vực tất cả người da trắng.
=> Cuộc đấu tranh giành quyền tự do là quyền và nghĩa vụ của tất cả những người da đen và mỗi người cần phải đứng lên giành địa vị xứng đáng của mình không được phép sai lầm.
3. Giấc mơ của người da đen ở nước Mỹ
– Giấc mơ bắt nguồn sâu thẳm từ trong giấc mơ của nước Mỹ.
– Niềm tin rằng nước Mỹ luôn tạo cơ hội bình đẳng cho tất cả mọi người bất kể xuât thân, hoàn cảnh hay địa vị xã hội.
=> Chỉ khi người da đen được đối xử bình đẳng thì cuộc đấu tranh mới dừng lại.